(Baothanhhoa.vn) - Các bức tường Thành Nhà Hồ được ghép từ những khối đá lớn có trọng lượng từ 10-20 tấn, cá biệt ở tường thành phía Tây có phiến dài tới hơn 6 m, nặng 20 tấn. Ước tính có khoảng 25.000 m3 đá được sử dụng để xây các bức tường vững chãi quanh Thành Nhà Hồ.

Hai công trường khai thác đá cổ xây Thành Nhà Hồ

Các bức tường Thành Nhà Hồ được ghép từ những khối đá lớn có trọng lượng từ 10-20 tấn, cá biệt ở tường thành phía Tây có phiến dài tới hơn 6 m, nặng 20 tấn. Ước tính có khoảng 25.000 m3 đá được sử dụng để xây các bức tường vững chãi quanh Thành Nhà Hồ.

Hai công trường khai thác đá cổ xây Thành Nhà Hồ

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam, được xây dựng chỉ trong 3 tháng (từ tháng 1-1397). Thành còn được gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long, Hà Nội). Nơi đây từng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa vào cuối triều Trần và kinh đô của nước Đại Ngu trong 7 năm, từ 1400 đến 1407.

Hai công trường khai thác đá cổ xây Thành Nhà Hồ

Thành nhà Hồ gồm 3 bộ phận, La thành, Hào thành và Hoàng thành. Trong đó, công trình đồ sộ nhất và còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay là Hoàng thành. Toàn bộ mặt ngoài tường thành và 4 cổng chính được xây bằng những phiến đá màu xanh, đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các bức tường thành được ghép từ những khối đá lớn, có phiến dài tới hơn 6 m, ước nặng 26 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 25.000 m3 và gần 100.000 m3 đất được đào đắp công phu.

Hai công trường khai thác đá cổ xây Thành Nhà Hồ

Hàng chục năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước khi về thành nhà Hồ đã nghiên cứu và tìm lời giải đáp cho câu hỏi đá xây thành nhà Hồ được lấy từ đâu. Có nhiều giả thuyết được đặt ra nhưng trong các đợt khảo sát gần đây, cán bộ Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới thành nhà Hồ đã phát hiện một số công trường khai thác đá cổ.

Hai công trường khai thác đá cổ xây Thành Nhà Hồ

Công trường đầu tiên được phát lộ tại dãy núi An Tôn thuộc xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc, cách Thành Nhà Hồ khoảng 3 km về phía Tây.

Hai công trường khai thác đá cổ xây Thành Nhà Hồ

Tại đây, các chuyên gia phát hiện 21 phiến đá có kích thước, trọng lượng lớn hơn 10 tấn nằm rải rác dưới chân và lưng chừng núi. Ngoài ra còn phát hiện nền các khu lán trại, nơi những người thợ sinh sống trong thời gian khai thác, chế tác đá để xây thành.

Hai công trường khai thác đá cổ xây Thành Nhà Hồ

Các nhà khoa học còn phát hiện trên dãy núi An Tôn có nhiều hiện vật quý như: Dụng cụ khai thác đá đã hoen rỉ, các mảnh bát đĩa và mảnh vật dụng sinh hoạt khác bằng sành sứ thời Trần - Hồ.

Hai công trường khai thác đá cổ xây Thành Nhà Hồ

Hàng chục phiến đá lớn được đục đẽo vuông thành sắc cạnh chưa kịp vận chuyển còn bỏ lại dưới chân núi An Tôn.

Hai công trường khai thác đá cổ xây Thành Nhà Hồ

Một công trường khai thác đá cổ khác được phát hiện trên dãy núi Xuân Đài thuộc địa phận xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Ninh Khang), cách Thành Nhà Hồ khoảng 5 km về phía Nam.

Hai công trường khai thác đá cổ xây Thành Nhà Hồ

Dưới chân núi hiện còn 16 phiến đá được bóc tách và chế tác tương đối công phu, bề mặt nhẵn. Trong đó có nhiều phiến kích thước tương đối lớn, ước tính lên tới hàng chục tấn. Khi đem so sánh, kỹ thuật chế tác đá ở đây giống như những phiến đá được dùng để xây dựng Thành Nhà Hồ.

Hai công trường khai thác đá cổ xây Thành Nhà Hồ

Điều đặc biệt, dãy núi Xuân Đài này nằm sát bờ sông Mã nên được cho là rất thuận lợi cho quá trình vận chuyển về vị trí tập kết xây thành.

Hai công trường khai thác đá cổ xây Thành Nhà Hồ

Đàn tế Nam Giao (nơi hàng năm, triều Hồ tiến hành lễ tế trời, cầu cho quốc thái, dân an hoặc lễ tế vào những dịp đại xá thiên hạ) cũng được làm hầu hết bằng vật liệu đá xây Thành Nhà Hồ. Các nhà sử học đánh giá, việc phát hiện công trường khai thác đá cổ có ý nghĩa lớn về mặt thực tiễn và khoa học, chứng tỏ để xây dựng thành, nhà Hồ đã huy động khối lượng khổng lồ về nhân lực, vật lực để khai thác và vận chuyển những phiến đá lớn từ nhiều nơi về xây dựng thành.

Hai công trường khai thác đá cổ xây Thành Nhà Hồ

Không chỉ khai thác đá xây thành, người thợ thủ công thời Hồ còn chế tác đạn đá để chống giặc ngoại xâm.

Hai công trường khai thác đá cổ xây Thành Nhà Hồ

Hai con rồng lớn ở trung tâm Hoàng Thành cũng được tạc bằng đá xanh nguyên khối. Theo nghiên cứu, hai con rồng đá được tạc cùng thời điểm xây thành nhà Hồ.

Hai công trường khai thác đá cổ xây Thành Nhà Hồ

Thành nhà Hồ nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Trải qua hơn 600 năm tồn tại, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy. Những dấu tích nền móng của cung điện xưa giờ vẫn đang nằm ẩn mình phía dưới những ruộng lúa của người dân quanh vùng.

Hoàng Đông

Tin liên quan:
  • Hai công trường khai thác đá cổ xây Thành Nhà Hồ
    Cận cảnh Đàn tế Nam Giao hơn 600 năm tuổi ở Thanh Hóa

    Đàn Nam Giao là thành phần quan trọng cấu thành di sản thế giới Thành Nhà Hồ, gồm tòa Hoàng thành (thành nội); di tích La thành và đàn Nam Giao (tổng diện tích 155,5ha).

  • Hai công trường khai thác đá cổ xây Thành Nhà Hồ
    Thắng tích hồ Cửa Đạt

    Không chỉ nổi tiếng với những ngôi đền thiêng, hồ Cửa Đạt, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) còn được nhiều người biết đến là một vùng thắng tích “hội sơn tụ thủy”, với nhiều phong cảnh thiên nhiên kỳ thú mà yên bình.

  • Hai công trường khai thác đá cổ xây Thành Nhà Hồ
    Bá Thước - những địa danh huyền thoại, tình sử hấp dẫn và gọi mời du khách

    Bá Thước được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, giá trị với cảnh quan sông núi và hệ sinh thái đa dạng, có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông với hệ sinh thái rừng, hệ động, thực vật phong phú, đa dạng. Nhiều điểm có cảnh quan đẹp, hoang sơ, ẩn hiện trong mây mờ xa và sương chiều bảng lảng, như: Son Bá Mười (xã Lũng Cao), đỉnh Pù Luông, Kho Mường, làng Đôn, làng Tiến Mới...

  • Hai công trường khai thác đá cổ xây Thành Nhà Hồ
    Chiều quê yên bình bên trong Thành Nhà Hồ

    Về Thành Nhà Hồ không chỉ được chiêm ngưỡng tòa thành cổ có một không hai, mà du khách còn được hòa mình vào nhịp sống bình yên cùng với vẻ đẹp dung dị, thân thương của làng quê Việt Nam.

  • Hai công trường khai thác đá cổ xây Thành Nhà Hồ
    Núi Xuân Đài và mối liên hệ đặc biệt với Di sản Thành Nhà Hồ

    Là kết quả từ quá trình kiến tạo tự nhiên lâu dài, có thể nói, sự tồn tại của các dãy núi như một nét phác họa đầy kỳ công và độc đáo của tạo hóa. Cũng nhờ đó mà thiên nhiên mới có được sự hùng vĩ, tươi đẹp, kỳ bí và có sức cuốn hút đặc biệt. Có vô số danh thắng nhờ núi non mà thành và cũng có những ngọn núi mà sự tồn tại của nó đã gắn liền với một “miền tâm linh”, hay là nơi mà trí tưởng tượng của con người mặc sức bay bổng. Dãy núi Xuân Đài (xưa kia thuộc địa phận xã Vĩnh Ninh, nay là xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc), là một địa danh như thế.


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]