(Baothanhhoa.vn) - Ra đời giữa bối cảnh cả nước đang dồn lực cho cuộc chiến cam go với đại dịch, có thể khẳng định, Nghị quyết 68/NQ-CP (gọi tắt là Nghị quyết 68) ngày 1-7-2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 , đã làm “sáng lên” tinh thần nhân văn, tinh thần dân tộc và là minh chứng thuyết phục về một Chính phủ hành động vì Nhân dân!

Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống bằng quyết tâm và trách nhiệm cao nhất: Bài 1 - “Sáng lên” tinh thần nhân văn, dân tộc

Ra đời giữa bối cảnh cả nước đang dồn lực cho cuộc chiến cam go với đại dịch, có thể khẳng định, Nghị quyết 68/NQ-CP (gọi tắt là Nghị quyết 68) ngày 1-7-2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 , đã làm “sáng lên” tinh thần nhân văn, tinh thần dân tộc và là minh chứng thuyết phục về một Chính phủ hành động vì Nhân dân!

Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống bằng quyết tâm và trách nhiệm cao nhất: Bài 1 - “Sáng lên” tinh thần nhân văn, dân tộcHướng dẫn viên Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ giới thiệu giá trị di sản đến khách tham quan. Ảnh: Lê Dung

Vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo đảm an sinh xã hội được xem là vấn đề cấp thiết, hay là “mệnh lệnh” xuất phát từ thực tiễn, đòi hỏi mọi cấp, ngành, địa phương, đơn vị và mọi tầng lớp Nhân dân phải cùng chung một ý chí, một hành động. Nếu ở tuyến đầu, “chiến lược vacxin” hay công thức “vacxin+5k” đang được ra sức thúc đẩy; thì ở tuyến sau, các chính sách phù hợp đi kèm các gói kích cầu hiệu quả, được xem là trụ đỡ để tiếp tục duy trì “mặt trận” phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ đạo, ban hành kịp thời nhiều chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch. Trong đó, Nghị quyết 68 có thể xem là một quyết sách rất đúng và rất trúng. Thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng, Nghị quyết 68 nếu được triển khai nhanh chóng và hiệu quả trong năm nay, nó có thể là một gói kích cầu có tác động tích cực đến nền kinh tế.

Trước hết, có thể khẳng định, Nghị quyết 68 ra đời trong bối cảnh nhiều thách thức như hiện nay là một phản ứng chính sách rất nhanh nhạy, kịp thời của Chính phủ. Đặc biệt, chính sách xuất phát từ yêu cầu khách quan của thực tiễn, sẽ giải đáp thỏa đáng những vấn đề bức thiết nảy sinh từ chính thực tiễn cuộc sống. Một trong những minh chứng cho điều này đó là, so với gói hỗ trợ năm 2020, Nghị quyết 68 có tính bao trùm hơn khi mở rộng cả về phạm vi, hình thức và đối tượng hỗ trợ. Cụ thể, có 12 chính sách được triển khai gồm: giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạm ngừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động; hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; hỗ trợ người lao động ngừng việc; hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động; hỗ trợ bổ sung và trẻ em; hỗ trợ tiền ăn đối với người phải điều trị COVID-19 (F0) và người phải thực hiện cách ly y tế (F1); hỗ trợ đối với đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn (không bao gồm các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang) và hướng dẫn viên du lịch; hỗ trợ hộ kinh doanh; cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất; hỗ trợ lao động không có giao kết hợp đồng lao động và một số đối tượng đặc thù khác.

Nói một cách khái quát, thì Nghị quyết 68 hướng đến và tập trung vào 2 đối tượng được thụ hưởng là người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động. Theo đó, việc thiết kế chính sách được dựa trên các nguyên tắc minh bạch, rõ ràng, dễ áp dụng và để các đối tượng thụ hưởng dễ dàng tiếp cận chính sách; đồng thời, bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, không để lợi dụng, trục lợi chính sách. Đặc biệt, với nguyên tắc “phát huy tính chủ động của các cấp, các ngành, địa phương, căn cứ vào điều kiện cụ thể để linh hoạt triển khai, đảm bảo mục tiêu, nguyên tắc và kịp thời các chính sách hỗ trợ”, Nghị quyết 68 hướng tới “trao quyền” nhiều hơn cho các địa phương trong thực thi chính sách, gắn với tình hình thực tế. Đây cũng là một minh chứng cho tư duy hành động, đó là thay vì cứng nhắc theo một “khuôn”, thì lấy sự chủ động, linh hoạt và đặc biệt là hiệu quả thực thi trong thực tiễn để làm thước đo hiệu quả chính sách.

Để chính sách đi vào cuộc sống, thì thủ tục cần được đơn giản hóa, với các tiêu chí, điều kiện cụ thể, rõ ràng, dễ tiếp cận; nhưng đồng thời cũng phải bảo đảm tính chặt chẽ, khách quan, công bằng, đúng đối tượng và nhất là cần có cơ chế giám sát, kiểm soát tốt nhằm tránh các hành vi lợi dụng, trục lợi chính sách. Đồng thời, để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các chính sách thì việc bảo đảm nguồn lực được xem là điều kiện tiên quyết. Theo đó, Công văn số 313-CV/TU ngày 12-7-2021 của Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 68 ngày 1-7-2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, đã nêu rõ: “Cùng với nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh tính toán bố trí, sử dụng ngân sách địa phương từ nguồn dự phòng ngân sách (bao gồm cả 3 cấp: tỉnh, huyện, xã), quỹ dự trữ tài chính địa phương, nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo nguyên tắc, chế độ hỗ trợ quy định tại Nghị quyết 68/NQ-CP”. Điều này cho thấy sự chủ động và tinh thần trách nhiệm cao của tỉnh Thanh Hóa, nhằm đưa chính sách nhân văn này sớm đi vào cuộc sống.

Như vậy, “đầu ra” của chính sách là hiệu quả được gặt hái từ thực tiễn, mà cụ thể là người lao động, người sử dụng lao động được thụ hưởng lợi ích từ Nghị quyết 68. Nhìn nhận lại, rõ ràng là việc sẵn sàng dành ra một phần ngân sách giữa bối cảnh cả nước đang dồn lực cho cuộc chiến cam go với đại dịch COVID-19 là một minh chứng thuyết phục nhất cho tinh thần hành động vì Nhân dân, tất cả vì Nhân dân của Đảng, Nhà nước và Chính phủ ta. Đồng thời, đó cũng là sự sẻ chia, thấu hiểu và trách nhiệm của Chính phủ, của chính quyền các cấp đối với đời sống Nhân dân. Người dân và cộng đồng doanh nghiệp đặt niềm tin rất lớn vào sự điều hành của Chính phủ và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong thực hiện “mục tiêu kép” thời gian qua. Do đó, họ càng mong chờ chính sách này cũng sẽ giúp tăng cường sức chống chịu của doanh nghiệp, qua đó, gián tiếp tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế trước khủng hoảng dịch bệnh. Và, suy cho cùng thì quan tâm đến đời sống người dân, an sinh xã hội không chỉ góp phần bảo tồn nguồn lực lao động; mà còn tạo nền tảng cho sự phục hồi trở lại của nền kinh tế.

Một quyết sách đúng và trúng cũng ví như một loại “vacxin” có khả năng sinh ra “kháng thể” tuyệt vời để chiến thắng dịch bệnh COVID-19. Nghị quyết 68 ra đời từ yêu cầu bức thiết của thực tiễn, mang đậm hơi thở cuộc sống và mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân. Đó là chính sách hợp lòng dân và chắc chắn được Nhân dân tin tưởng, đồng tình ủng hộ.

Nhóm Phóng viên Văn hóa - Xã hội

Bài 2: Tâm tư và kỳ vọng.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]