Ngày 15/3, Viện Trung Quốc và các quốc gia châu Á đương đại thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga đã tổ chức buổi giới thiệu công trình khoa học tập thể của nhóm 5 học giả dịch, bình luận và xuất bản trọn bộ 8 tập biên niên lịch sử của Việt Nam “Đại Việt sử ký toàn thư” từ tiếng Hán ra tiếng Nga.

30 năm biên dịch trọn bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” sang tiếng Nga

30 năm biên dịch trọn bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” sang tiếng NgaMột tập trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư bằng tiếng Nga (bìa phải) và một công trình khoa học khác của ông Andrey Lvovich Fedorin. (Ảnh: Quang Vinh/TTXVN)

Ngày 15/3, Viện Trung Quốc và các quốc gia châu Á đương đại thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga đã tổ chức buổi giới thiệu công trình khoa học tập thể của nhóm 5 học giả dịch, bình luận và xuất bản trọn bộ 8 tập biên niên lịch sử của Việt Nam “Đại Việt sử ký toàn thư” từ tiếng Hán ra tiếng Nga.

Tham gia sự kiện có ông Kirill Vladimirovich Babaev, Quyền Giám đốc Viện Trung Quốc và các quốc gia châu Á đương đại, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, các học giả tham gia dự án biên dịch tác phẩm, các học giả, chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về Việt Nam và khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cùng đông đảo các bạn sinh viên Nga quan tâm đến lịch sử, văn hóa Việt Nam .

Phát biểu chào mừng buổi giới thiệu, quyền Giám đốc Viện Trung Quốc và các quốc gia châu Á đương đại Babaev nhấn mạnh công trình khoa học nói trên có ý nghĩa to lớn, không chỉ đối với việc nghiên cứu về Việt Nam ở Nga, mà còn góp phần thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga phát triển hơn nữa.

Ông Babaev khẳng định công trình khoa học này được xem là quan trọng nhất trong vài thập kỷ trở lại đây đối với ngành Đông phương học của Nga.

30 năm biên dịch trọn bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” sang tiếng NgaToàn cảnh buổi giới thiệu sách. (Ảnh: Quang Vinh/TTXVN)

Tại sự kiện, nhà nghiên cứu cấp cao Andrey Lvovich Fedorin, người đứng đầu nhóm biên dịch tác phẩm lịch sử nói trên, cho biết những ý tưởng và bước đi đầu tiên cho dự án này xuất hiện từ những năm 1990, trải qua 30 năm dự án mới được hoàn thành trọn vẹn.

Theo ông Fedorin, công việc biên dịch một tác phẩm lịch sử quan trọng như trên là rất khó khăn, nhưng nhóm của ông làm việc với niềm đam mê tìm hiểu lịch sử Việt Nam và mong muốn đưa những kiến thức này đến gần hơn với những người quan tâm ở Nga.

Về phần mình, bà Elena Yakovleva Aleksandrovna, Phó Giáo sư Đại học Quan hệ Quốc tế Moskva (MGIMO), nhấn mạnh 8 tập sách được biên dịch sẽ là sách giáo khoa cho các trường đại học ở Nga.

Theo bà Elena, nếu không có lịch sử thì sẽ không có hiện tại. Có rất nhiều vấn đề lịch sử trong tác phẩm nói trên vẫn có giá trị cho tới tận ngày nay, bởi vì những vấn đề mang tính bản sắc dân tộc và quốc gia sẽ không bao giờ thay đổi, mà chỉ phát triển dần dần theo thời gian.

Trong các phát biểu tại sự kiện, nhiều chuyên gia, học giả Nga đã chia sẻ ấn tượng sâu sắc của mình đối với công trình đồ sộ nói trên, đồng thời gửi những lời chúc mừng tới các đồng nghiệp của mình./.

(TTXVN/Vietnam+)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]