Sự độc đáo trong việc tôn tượng Phật lớn nhất thế giới cao tới 167,5m tại Thanh Hóa
Nằm trên đỉnh núi Nưa huyền thoại, việc tôn tượng Phật Đại Nhật Như Lai lớn nhất thế giới sẽ là một kiệt tác kiến trúc Phật giáo mang tính biểu tượng của Việt Nam, là hiện thân của ánh sáng giác ngộ - nơi con người kiếm tìm sự bình an tại huyệt đạo thiêng của nước Việt.
Sáng 26/4, tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá, tập đoàn Sun Group đã tổ chức lễ động thổ dự án Khu dịch vụ thương mại và Cáp treo Am Tiên – hạng mục đầu tiên trong Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên có tên gọi “Huyền tích Am Tiên”, với tổng mức đầu tư lên tới 35 nghìn tỷ đồng.
Phối cảnh Dự án Huyền tích Am Tiên.
Huyền tích Am Tiên được thiết kế với nguồn cảm hứng từ hình tượng con voi trắng một ngà mà Bà Triệu cưỡi ra trận - biểu trưng cho sức mạnh, trí tuệ và tinh thần bất khuất, tạo nên một “khu du lịch tâm linh trắng”, với tất cả các công trình đều mang sắc trắng.
Điểm nhấn đặc biệt của quần thể du lịch tâm linh trắng là Tôn tượng Phật Đại Nhật Như Lai, đặt trên đỉnh núi Nưa, với tổng chiều cao lên tới 167,5m bao gồm khối đế cao 45m, đài sen 13,6m và tượng Phật (tính từ chân đến đầu tượng) cao 108,9m. Chỉ riêng chiều cao của ngón chân cái đã là 1,67m, tương ứng chiều cao của một người trưởng thành. Tượng Phật được dự kiến sẽ xác lập kỷ lục bức tượng Phật lớn nhất thế giới.
Tôn tượng Phật Đại Nhật Như Lai dự kiến xác lập kỷ lục bức tượng Phật lớn nhất thế giới.
Hiện nay, Trung Nguyên Đại Phật tại Nghiêu Sơn, Trung Quốc đang được công nhận là tượng Phật cao nhất thế giới, với tổng chiều cao 153m, trong đó phần tượng cao 108m. Như vậy, chỉ tính riêng chiều cao từ chân tới đầu tượng, tôn tượng Phật Đại Nhật Như Lai tại Thanh Hóa đã cao hơn 90cm so với bức tượng đang đạt kỷ lục thế giới.
Thể tích của tôn tượng lên đến 69.110,7m3, dự kiến vượt xa mọi công trình Phật giáo hiện hữu tại Việt Nam như gấp 21,5 lần tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn ở Tây Ninh (3.219,3m3).
Đài sen trắng có các hoa văn mô phỏng hoa văn sen thời Hậu Lê.
Bàn tay phải của tôn tượng thủ ấn Vô Úy rộng 7,470m; tay trái thủ ấn Thí Nguyện dài 11,935m, tôn tượng Phật Đại Nhật Như Lai đứng uy nghi trên đài sen trắng có chiều cao 13,6m. Các hoa văn trên cánh sen được mô phỏng theo hoa văn sen thời Hậu Lê. Dưới đài sen trắng là khối đế cao 45m, với mái vòm Hoa sen trắng. Đây sẽ là trung tâm cầu nguyện và không gian để các Phật tử, du khách khám phá thế giới Phật giáo qua nghệ thuật trình diễn 3D mapping.
Tạo mẫu tinh xảo của tôn tượng dưới sự dẫn dắt của nhà điêu khắc Phạm Bá Đua.
Tượng được tạo mẫu tinh xảo bởi nhóm các nhà điêu khắc và hàng trăm nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng của Việt Nam, dưới sự dẫn dắt của nhà điêu khắc Phạm Bá Đua – người từng đắp mẫu phác thảo tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn bằng đồng cao nhất châu Á tọa lạc trên đỉnh núi Bà Đen (Tây Ninh).
Đặc biệt, tượng được chế tác từ các tấm đồng đỏ nhập khẩu và gia công theo công nghệ áp lực cao từ Châu Âu. Sau khi hoàn thiện, bề mặt tượng được mạ bạc để tạo ra một bức tượng trắng thanh tao nổi bật giữa “khu du lịch tâm linh trắng” Am Tiên. Trong văn hoá Phật giáo, Phật Đại Nhật Như Lai cũng chính là đại diện của tâm viên mãn, của hoa sen trắng tinh khiết, trang nghiêm, thanh tịnh.
Công trình dự kiến đón khách tham quan, chiêm bái vào cuối 2027.
Xét về phong thuỷ, tượng Phật được đặt tại vị trí vô cùng đắc địa, hướng về phía Đông Bắc – nơi hội tụ linh khí tại ngã ba Sông Chu – Sông Mã. Lưng tượng tựa vào núi Ngàn Nưa uy nghi, tạo nên thế “tọa sơn hướng thủy” sinh vượng khí cho cả vùng, mang tới sự no đủ và hạnh phúc cho muôn dân vùng đất xứ Thanh.
Thông thường, việc thi công và hoàn thiện các công trình tượng Phật có quy mô lớn như Đại Phật Như Lai, theo các nghệ nhân đúc tượng dày dặn kinh nghiệm, phải mất tới 8 năm hoặc lâu hơn để hoàn thành. Tuy nhiên, Tập đoàn Sun Group cho biết, quá trình chuẩn bị, thi công tôn tượng tại Am Tiên đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng và tiến hành từ trước đó. Bởi vậy, tiến độ chế tác và lắp dựng sẽ được rút ngắn đáng kể. Dự kiến, đến cuối năm 2027, công trình sẽ sẵn sàng đón khách tham quan, chiêm bái.
Nguyễn Lương
{name} - {time}
-
2025-05-04 09:16:00
Vì sao Đại lễ Vesak được LHQ công nhận là ngày lễ văn hóa tôn giáo quốc tế?
-
2025-05-04 09:13:00
Đề xuất bảo tồn tại chỗ thuyền cổ độc nhất vô nhị tại Việt Nam
-
2025-05-03 19:00:00
[Podcast] Truyện ngắn: Lời thì thầm của sóng
Ngọc Lặc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
Quan tâm tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa
Tạo động lực mới cho văn học - nghệ thuật phát triển
“Ăn” đồng nghĩa với “uống”
Sức sống của dân ca, dân vũ trong xã hội hiện đại
[E-Magazine] – Tháng năm khe khẽ thầm thì
Phim về Anh trai vượt ngàn chông gai có tên gọi chính thức
Đưa văn hóa về cơ sở
Thạch Thành thu hút đầu tư phát triển du lịch