Ngày 25/11, Hội Nông dân tỉnh (HND) tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường”. Dự án được triển khai thực hiện trong 3 năm (2021-2023) trên địa bàn 4 xã: Phú Nhuận, Yên Thọ (Như Thanh) và Thiệu Duy, Thiệu Công (Thiệu Hóa).

Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường

Ngày 25/11, Hội Nông dân tỉnh (HND) tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường”. Dự án được triển khai thực hiện trong 3 năm (2021-2023) trên địa bàn 4 xã: Phú Nhuận, Yên Thọ (Như Thanh) và Thiệu Duy, Thiệu Công (Thiệu Hóa).

Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Trần Bình Quân, Ủy viên BCH Trung ương HND Việt Nam, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch HND tỉnh, trưởng Ban quản lý Dự án lúa; các đồng chí Phó Chủ tịch, ủy viên BTV Hội Nông dân tỉnh; Giảng viên TOT dự án; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HND các huyện Như Thanh, Thiệu Hóa; Chủ tịch HND các xã Phú Nhuận, Yên Thọ, Thiệu Duy và Thiệu Công.

Dự án được triển khai thực hiện trên địa bàn 4 xã với tổng diện tích 10ha, 80 hộ tham gia. Sau 3 vụ sản xuất áp dụng các biện pháp kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ, giảm phân hóa học và xử lý rơm rạ sau thu hoạch, cho thấy hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha khá cao, với lợi nhuận trung bình là 16,670 - 24,388 triệu/ha. Năng suất đạt từ 7,2 - 7,6 tấn/ha; cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, khả năng đẻ nhánh khỏe, chống chịu được sâu bệnh tốt, bông to hơn; tăng độ mùn, phì nhiêu cho đất; chi phí sản xuất giảm, hiệu quả kinh tế cao hơn so với áp dụng biện pháp canh tác truyền thống từ 12-15%.

Các hoạt động hỗ trợ dự án ngoài nguồn ngân sách dự án, HND tỉnh cũng đặc biệt quan tâm; BQL dự án tỉnh đã chủ động tìm kiếm các nguồn lực từ các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hỗ trợ các hộ tham gia dự án về phân bón, giống và chế phẩm vi sinh với tổng kinh phí 181 triệu đồng; hỗ trợ đào tạo, xây dựng và chứng nhận theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) cho sản phẩm lúa J02 với diện tích 4 ha; hỗ trợ, hướng dẫn đào tạo, xây dựng và chứng nhận theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt, tem truy xuất sản phẩm rau, củ, quả cho 35 hộ nông dân tại thôn Phú Sơn, xã Phú Nhuận (Như Thanh) với diện tích 2,5 ha. HND huyện Thiệu Hóa cũng đã chủ động đã tham mưu cho Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện, Thường trực UBND huyện có cơ chế hỗ trợ phân bón, giống lúa cho các hộ tham gia dự án trị giá 40.735.000 đồng.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận những ưu điểm, kết quả đạt được; phân tích những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện dự án...

Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường

Đồng chí Trần Bình Quân, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch HND tỉnh, Trưởng Ban quản lý Dự án kết luận hội nghị.

Kết luận hội nghị, đồng chí Chủ tịch HND tỉnh Trần Bình Quân đánh giá cao hiệu quả hoạt động của dự án mang lại. Từ đó, tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân, nhân rộng mô hình áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường. Đồng thời, nhằm đảm bảo tính bền vững của dự án, cần nâng cao chất lượng Chi, Tổ hội nông dân nghề nghiệp, các HTX gắn với xây dựng vùng sản xuất chuyên canh, liên kết tiêu thụ sản phẩm, các hoạt động kết nối thị trường, từng bước xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Lương Hà (CTV)


Lương Hà (CTV)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]