Từ 1/1/2022, luật Bảo vệ môi trường 2020 chính thức có hiệu lực với nhiều quy định mới liên quan đến việc thu gom rác thải sinh hoạt của hộ gia đình. Trong đó có một số nội dung thu hút sự chú ý của nhiều người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Từ ngày 1/1/2022, người dân không phân loại rác sẽ bị từ chối thu gom

Từ 1/1/2022, luật Bảo vệ môi trường 2020 chính thức có hiệu lực với nhiều quy định mới liên quan đến việc thu gom rác thải sinh hoạt của hộ gia đình. Trong đó có một số nội dung thu hút sự chú ý của nhiều người dân.

Từ ngày 1/1/2022, người dân không phân loại rác sẽ bị từ chối thu gom

Ảnh minh họa.

Theo Khoản 2 Điều 77 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định, cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo Khoản 1 Điều 75 của Luật này, chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân phải được phân loại như sau: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác.

Hành vi không phân loại rác theo quy định sẽ bị xử phạt từ 15 - 20 triệu đồng theo Khoản 4 Điều 20 của Nghị định 155 ngày 18/11/2016 của Chính Phủ.

Ngoài ra, theo quy định của Luật này, kể từ 1/1/2022, phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sẽ căn cứ theo khối lượng và thể tích chất thải ra. Điều này đồng nghĩa với việc cá nhân, tổ chức, hộ gia đình nào xả càng nhiều rác thải, chất thải thì sẽ phải trả chi phí nhiều hơn.

Theo THNM/TTV



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]