Trường Đại học Hồng Đức gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học
Nhiều năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức luôn quan tâm gắn kết chặt chẽ hoạt động đào tạo với nghiên cứu khoa học (NCKH), coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hướng tới mục tiêu xây dựng nhà trường trở thành trung tâm lớn về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, NCKH, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo của tỉnh, khu vực và cả nước.
Sinh viên Trường ĐH Hồng Đức trong giờ thực hành thí nghiệm.
Để hiện thực hóa mục tiêu trên, ngay từ khi thành lập, Trường ĐH Hồng Đức đã chú trọng đến việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo nhằm bảo đảm tính liên thông, hiện đại, bám sát thực tiễn và yêu cầu của các đơn vị tuyển dụng lao động. Đồng thời, đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Cùng với đó, nhà trường đã đẩy mạnh đa dạng hóa các chuyên ngành, loại hình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Đơn cử như trong năm 2023, Trường ĐH Hồng Đức tiếp tục mở mới nhiều ngành, chuyên ngành đào tạo như: 2 chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ Khoa học máy tính và Quản lý giáo dục; 2 chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ Quản lý kinh tế và chuyên ngành Quản trị kinh doanh liên kết với Trường ĐH Anhalt, CHLB Đức; 4 ngành đào tạo trình độ ĐH gồm: Truyền thông đa phương tiện, Quản trị khách sạn, Luật Kinh tế và Sư phạm Lịch sử Địa lý. Như vậy, đến nay Trường ĐH Hồng Đức đã tự đào tạo 7 chuyên ngành trình độ tiến sĩ, 20 chuyên ngành trình độ thạc sĩ; 35 ngành trình độ ĐH. Quy mô đào tạo ở tất cả các ngành học, bậc học đạt hơn 12.000 học sinh, sinh viên, học viên.
Đặc biệt, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhà trường luôn gắn công tác đào tạo với hoạt động NCKH. Theo chia sẻ của Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Đức Hoàng Thị Mai tại buổi làm việc với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang diễn ra cuối năm 2023, từ năm 2015 đến năm 2023, cán bộ, giảng viên (CBGV) Trường ĐH Hồng Đức đã thực hiện 440 đề tài (14 đề tài cấp quốc gia và tương đương, 45 đề tài cấp bộ, 55 đề tài cấp tỉnh, 326 đề tài cấp cơ sở). Cũng trong thời gian trên, có 7 sản phẩm là kết quả nghiên cứu được đăng ký bảo hộ và sở hữu trí tuệ và 1 sản phẩm đang gửi hồ sơ đăng ký. Gần 100% các đề tài, dự án đều được ứng dụng trong đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả quản lý tại trường; nhiều đề tài được triển khai ứng dụng trong thực tiễn quản lý, sản xuất, đời sống và kinh doanh. Đơn cử như giống lúa Hồng Đức 9, giống lúa Hương Thanh, giống ngô QT55; phần mềm smart home, hệ thống giám sát, cảnh báo và điều khiển một số thông số môi trường ao nuôi trồng thủy sản...
Bên cạnh đó, hoạt động NCKH trong sinh viên cũng được nhà trường đặc biệt chú trọng và phát động sâu rộng ở nhiều lĩnh vực đào tạo, từ khoa học tự nhiên, nông - lâm - ngư nghiệp đến khoa học xã hội và nhân văn, công nghệ... Tính từ năm 2015 đến nay, sinh viên toàn trường đã thực hiện 913 đề tài khoa học, trong đó có 352 đề tài đạt giải cấp trường, 12 đề tài đạt giải cấp bộ. Hiệu ứng của hoạt động NCKH đã tạo ra không khí thi đua sôi nổi trong học tập, nghiên cứu, từng bước rèn luyện cho sinh viên phương pháp học tập và NCKH đúng đắn. Đặc biệt, hoạt động này đã, đang tạo cho sinh viên ý thức “nghiên cứu sâu, tìm hiểu kỹ”, xác lập tư duy độc lập, sáng tạo, giúp sinh viên khi ra trường có một tư duy khoa học để giải quyết đúng đắn các vấn đề do thực tiễn đặt ra. Được biết, ngoài thực thi các cơ chế, chính sách, để động viên, khuyến khích sinh viên tham gia và ứng dụng thành công các đề tài đạt giải vào thực tiễn, Trường ĐH Hồng Đức đã phát động nhiều cuộc thi như Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo”, “Sinh viên khởi nghiệp”... nhằm tạo ra cầu nối để các đề tài NCKH đến với các doanh nghiệp, các tổ chức trong, ngoài tỉnh và tiếp tục phát triển.
Cũng theo chia sẻ của Phó Hiệu trưởng Hoàng Thị Mai, hoạt động NCKH trong nhiều năm qua đã đóng góp trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBGV, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại trường; cung cấp luận chứng khoa học cho việc xây dựng các chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngày càng khẳng định vị thế và thương hiệu của nhà trường trong cộng đồng khoa học và công nghệ trong nước và quốc tế. Đến nay, nhà trường đã được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ĐH 2 lần (năm 2017 và năm 2022), 100% chương trình đào tạo cử nhân đã thực hiện tự đánh giá và cập nhật dữ liệu. Trong đó có 21 chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm 2019 được xếp hạng 49/256 cơ sở giáo dục ĐH có công bố quốc tế tốt nhất Việt Nam; năm 2020, nhà trường đứng thứ 30/100; năm 2023 xếp thứ 38/184 tốp trường ĐH tốt nhất Việt Nam dựa trên các tiêu chí xếp hạng của Webometrics. Đây là cơ sở quan trọng để nhà trường vững vàng đi tới, từng bước xây dựng nhà trường trở thành ĐH tự chủ, có hệ thống quản trị hiện đại, thông minh và chuyên nghiệp, là một trung tâm lớn về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, NCKH, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Bài và ảnh: Phong Sắc
{name} - {time}
-
2024-12-11 15:02:00
Thủ tướng: Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam
-
2024-12-11 06:35:00
Việt Nam thăng hạng trong bảng xếp hạng đại học thế giới QS
-
2024-02-25 12:12:00
Khởi công xây dựng phòng học tại điểm trường mầm non bản Cơm, xã Pù Nhi (Mường Lát)
Đổi mới công tác dạy học, hướng nghiệp sau quy định thi tốt nghiệp THPT 4 môn
Ngành học mới không đi vào “vết xe cũ”
Công bố Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên năm 2024
Đại học Sư phạm Hà Nội lần đầu tiên mở ngành đào tạo giáo viên môn tích hợp
Hôm nay (21/2), ngày Tiếng mẹ đẻ Quốc tế
Khó khăn của các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh: Cần sự vào cuộc từ nhiều phía
Thiệu Hóa: Trao thưởng cho giáo viên, học sinh đạt thành tích cao và phát động “Tết khuyến học, khuyến tài" năm 2024
Phân luồng học sinh góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao