(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4-10-2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Chính phủ, trong 20 năm qua, các chương trình tín dụng chính sách xã hội của Trung ương, của tỉnh đã được triển khai kịp thời, có hiệu quả đến các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc, từng bước khẳng định vai trò của tín dụng chính sách xã hội là công cụ, giải pháp quan trọng, có tính nhân văn sâu sắc, phù hợp với thực tiễn phát triển của huyện, góp phần thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội.

Triển khai hiệu quả Nghị định số 78 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc

Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4-10-2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Chính phủ, trong 20 năm qua, các chương trình tín dụng chính sách xã hội của Trung ương, của tỉnh đã được triển khai kịp thời, có hiệu quả đến các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc, từng bước khẳng định vai trò của tín dụng chính sách xã hội là công cụ, giải pháp quan trọng, có tính nhân văn sâu sắc, phù hợp với thực tiễn phát triển của huyện, góp phần thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội.

Triển khai hiệu quả Nghị định số 78 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc

Phòng giao dịch NHCSXH huyện Vĩnh Lộc giải ngân vốn vay cho người nghèo.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho gia đình chị Trịnh Thị Thảo, thôn Khang Hải, xã Ninh Khang có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Từ những thành công của bản thân, chị Thảo còn vận động bà con nông dân tham gia mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đồng thời truyền đạt kinh nghiệm cho bà con trong các buổi sinh hoạt hội họp, vận động bà con tham gia vào tổ tiết kiệm và vay vốn để cùng được vay vốn đầu tư sản xuất chăn nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Chị Thảo trải lòng: Gia đình tôi có 4 thành viên, trong đó có 2 con nhỏ, bởi vậy cuộc sống trước đây gặp rất nhiều khó khăn. Đầu năm 2020, được sự vận động, tuyên truyền của chính quyền, thôn và tổ vay vốn, cùng với nhu cầu cải thiện môi trường sống cho sạch sẽ và hợp vệ sinh, gia đình tôi đã đề nghị xin vay vốn chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường và được xét duyệt cho vay 20 triệu đồng. Với số tiền này, tôi khoan một cái giếng để lấy nước sạch và xây dựng lại một nhà vệ sinh tự hoại. Nhờ đó, gia đình tôi không còn lo bị bệnh tật do môi trường sống mang đến. Từ tháng 7-2021, qua buổi sinh hoạt tại tổ tiết kiệm và vay vốn, tôi được ban quản lý tổ tuyên truyền thêm về chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Sau khi xem xét và đưa ra bình xét, tôi đã được ngân hàng giải quyết cho vay với số tiền là 100 triệu đồng, thời gian vay 36 tháng. Đến cuối năm 2021 tôi tiếp tục đầu tư, xây thêm chuồng trại để chăn nuôi, nâng tổng số đàn lên 15 con bò; trồng 1 ha cỏ voi để giải quyết thức ăn trong chăn nuôi... Nhờ chính sách hỗ trợ của Nhà nước, kinh tế gia đình tôi đã dần ổn định...

Thực hiện Nghị định số 78, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Vĩnh Lộc luôn chủ động tham mưu cho Huyện ủy, HĐND, UBND huyện trong việc triển khai cho vay các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn. Tập trung huy động nguồn vốn, tranh thủ nguồn vốn Trung ương, nguồn vốn ngân sách địa phương để mở rộng cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, ưu tiên nguồn vốn cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao. Từ đó đã giúp giải quyết những vấn đề căn bản thiết yếu của cuộc sống như vay vốn sản xuất, nhà ở, nước sạch và công trình vệ sinh, hỗ trợ kinh phí học tập... Vốn tín dụng chính sách xã hội đã giải ngân cho 48.335 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn; giúp cho 11.080 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo vượt qua ngưỡng nghèo; tạo việc làm cho 1.161 lao động; giúp 5.855 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn chi phí học tập; giải quyết cho 126 đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động; 844 hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn xây dựng nhà ở; xây dựng được 26.253 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; 4.313 hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn có vốn để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện cuối năm 2021 xuống còn 2,59%...

Bên cạnh việc làm tốt nhiệm vụ truyền tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến những hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thì Phòng giao dịch NHCSXH huyện luôn coi trọng và tập trung vào thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, chú trọng công tác xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, làm tốt công tác thu nợ đến hạn để tiếp tục tạo lập nguồn vốn cho vay mới. Đồng thời bảo tồn và duy trì nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội phát huy được hiệu quả ngày càng cao. Đến ngày 30-6-2022, nợ quá hạn của Phòng giao dịch NHCSXH huyện là 238,55 triệu đồng, chiếm 0,074% tổng dư nợ, giảm 1,126% so với thời điểm nhận bàn giao (thời điểm nhận bàn giao tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 1,2%); nợ khoanh là 31,6 triệu đồng. Nhiều món nợ khó đòi, nợ quá hạn nhận bàn giao trước đây đã được xử lý thu hồi dứt điểm.

Trao đổi với đồng chí Nguyễn Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc, được biết: Sau 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ với các chương trình tín dụng chính sách và mô hình tổ chức, phương thức chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH thông qua các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, đã thực sự là “cầu nối” giữa cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp với quần chúng Nhân dân. Có thể nói, Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ với các chính sách tín dụng ưu đãi là “cú hích” cho các chính sách giảm nghèo không ngừng được hoàn thiện, góp phần nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn. Đồng thời, nâng cao vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường đến với những đối tượng dễ bị tổn thương nhất và là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế quan trọng, kích thích người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.

Bài và ảnh: Tô Hà


Bài và ảnh: Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]