Ngoài học vấn và các kỹ năng thì phần kinh nghiệm làm việc  là yếu tố được quan tâm hàng đầu khi nhà tuyển dụng chọn ứng viên. Kinh nghiệm có thể sẽ giúp một người làm việc thấu đáo và giải quyết được nhiều vấn đề trong các trường hợp cần thiết. Ở nhiều lĩnh vực vì đặc thù công việc, nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm người đã có kinh nghiệm. Vì vậy bạn nên lưu ý cách trả lời câu hỏi về phần kinh nghiệm sao cho khéo léo và tạo ấn tượng nhất ở vòng phỏng vấn.

Trả lời câu hỏi về kinh nghiệm làm việc sao cho khéo?

Ngoài học vấn và các kỹ năng thì phần kinh nghiệm làm việclà yếu tố được quan tâm hàng đầu khi nhà tuyển dụng chọn ứng viên. Kinh nghiệm có thể sẽ giúp một người làm việc thấu đáo và giải quyết được nhiều vấn đề trong các trường hợp cần thiết. Ở nhiều lĩnh vực vì đặc thù công việc, nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm người đã có kinh nghiệm. Vì vậy bạn nên lưu ý cách trả lời câu hỏi về phần kinh nghiệm sao cho khéo léo và tạo ấn tượng nhất ở vòng phỏng vấn.

Chia sẻ về chủ đề này, CareerLink sẽ gợi ý một số cách trả lời phù hợp, bạn tham khảo nhé.

Trả lời câu hỏi về kinh nghiệm làm việc sao cho khéo?

Trả lời trên cơ sở thông tin có được từ công ty và vị trí ứng tuyển

Trước khi tham dự ứng tuyển, bạn cần tìm hiểu thật rõ đơn vị/công ty về văn hóa công ty, môi tường làm việc, chế độ đào tạo và phát triển, uy tín trong ngành. Đặc biệt hơn là tìm hiểu về đặc thù/ tính chất công việc, khách hàng, đối tác, môi trường hoạt động...

Khi nắm rõ được các yếu tố này bạn sẽ biết cách chuẩn bị trước nội dung câu trả lời về kinh nghiệm phù hợp với công ty và công việc nhất. Tất nhiên đa số nhà tuyển dụng đánh giá cao những ứng viên đã có kinh nghiệm. Và đây chính là lợi thế nếu bạn hiểu rõ về công ty.

Trả lời câu hỏi về kinh nghiệm làm việc sao cho khéo?

Chia sẻ về kinh nghiệm phù hợp, cần thiết với vị trí đang ứng tuyển

Kinh nghiệm có nghĩa là quá trình làm việc thực tế, trải nghiệm rút ra từ một hành trình làm việc và chính những điều này sẽ giúp bạn có đủ năng lực đảm nhận tốt công việc sắp tới.

Đây chính là cơ hội để bạn thể hiện những khả năng, kinh nghiệm mình tích lũy qua quá trình làm việc trước kia. Bạn nên lựa chọn chia sẻ và nhấn mạnh đến kinh nghiệm phù hợp nhất, cần thiết nhất với vị trí đang ứng tuyển.

Điều này có nghĩa là dù trước đây bạn làm nhiều công việc và có sự trải nghiệm đa dạng nhưng không liên quan đến công việc hiện tại ứng tuyển thì cũng không nên đề cập đến. Nó làm cho câu trả lời của bạn dài hơn, thiếu trọng tâm trong khi nhà tuyển dụng không quan tâm.

Trả lời câu hỏi về kinh nghiệm làm việc sao cho khéo?

Những kinh nghiệm đó đã và sẽ giúp ích cho công việc như thế nào

Nhà tuyển dụng không chú trọng đến việc bạn trải qua bao nhiêu năm kinh nghiệm bằng việc những kinh nghiệm đó có giúp ích được gì cho công việc ứng tuyển. Bởi vì khi hỏi kinh nghiệm ứng viên là họ đang xem xét liệu bạn có đảm bảo sẽ làm tốt công việc được giao không, có mang lại năng suất hay lợi nhuận với năng lực của chính bạn.

Do đó khi trả lời về kinh nghiệm trong cuộc phỏng vấn, bạn nên khéo léo nhấn mạnh đến lợi ích, những trải nghiệm giá trị và khả năng thực chiến mà công việc trước đây mang lại cho bạn. Tốt nhất, hãy đưa ra dẫn chứng như số liệu cụ thể, lợi nhuận mang về cho công ty, dự án tham gia đạt thành công hoặc bản thân được thành tựu gì...

Dẫn chứng cụ thể sẽ giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng một cách khéo léo và hiệu quả nhất.

Trả lời trung thực nếu bạn chưa có kinh nghiệm

Sự thành thật là điều mà bất kì nhà tuyển dụng nào cũng cần ở ứng viên của mình. Nếu bạn là ứng viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việcthì cũng nên trung thực thừa nhận và nhấn mạnh rằng bản thân đã có những hoạt động tích cực khi còn đi học, có thể nỗ lực học hỏi và rèn luyện để làm việc có kết quả tốt nhất.

Bạn nên tránh tự bịa ra những công việc đã làm trước đây chỉ để ghi điểm khi được hỏi về kinh nghiệm. Thái độ tư tin nhưng trung thực giúp bạn tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng hơn bất cứ lời nói dối nào. Chẳng hạn, nếu ứng tuyển vị trí Content Marketing, bạn có thể nói: “Em mới tốt nghiệp chưa đi làm chính thức. Tuy nhiên khi ở trường em tham gia câu lạc bộ truyền thông, công việc chính là chịu trách nhiệm nội dung cho các bản tin trên tuần san của trường. Ngoài ra em còn là cộng tác viên phòng Marketing của doanh nghiệp X, công việc chính là viết nội dung website, viết bài PR, nghiên cứu và sáng tạo bộ nhận diện thương hiệu...”.

Câu hỏi phỏng vấn về kinh nghiệm làm việclà cơ hội để bạn thể hiện ưu thế của bản thân với nhà tuyển dụng. Là một người thông minh và linh hoạt, bạn nên nắm bắt để ghi điểm và tăng cơ hội trúng tuyển nhé.

Đặng Hảo



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]