Thường Xuân tăng cường các giải pháp phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn mùa mưa lũ
Để chủ động phòng, chống thiên tai, ngay từ đầu năm 2024, huyện Thường Xuân đã kiện toàn ban chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự cấp huyện, ở 16/16 xã, thị trấn, với 979 người; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên ban chỉ huy; triển khai các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và huyện Thường Xuân về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2024. Tập trung kiểm tra các công trình đập, hồ chứa nước, các công trình hạ tầng giao thông, điện trước mùa mưa lũ; tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, nạo vét khơi thông dòng chảy, phá bỏ ách tắc trên các hệ thống kênh tiêu.
Ban Quản lý đầu tư xây dựng thủy lợi 3 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chuẩn bị vật tư dự phòng để ứng phó với thiên tai đảm bảo an toàn hồ chứa nước Cửa Đặt.
Từ đầu năm 2024, huyện đã kiểm tra 52 công trình trước lũ, trong đó có 9 công trình hồ chứa nước nhỏ, 10 công trình đập dâng, 33 công trình kênh, mương tưới tiêu đã hoàn thành và đưa vào sử dụng; đang thi công 5 công trình hồ chứa, 1 công trình đập dâng và hệ thống kênh tưới.
Cùng với đó, huyện xây dựng phương án phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”. Chuẩn bị phương tiện, vật tư dự trữ phòng, chống lụt bão bổ sung năm 2024, như: đất, đá hộc, đá dăm, cát, cọc tre, bao tải, xe ô tô, thuyền, ca nô, phao cứu sinh...; chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men, nhu yếu phẩm; bố trí thiết bị, phương tiện cứu hộ, cứu nạn tại chỗ, vật tư và kinh phí dự phòng đến cấp cơ sở. Tổ chức rà soát các hộ dân sinh sống ở vùng trũng thấp có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất để có kế hoạch di dân khi có thiên tai xảy ra; chỉ đạo các chủ quản lý đập, hồ chứa nước kiểm tra, theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước các hồ chứa để kịp thời xử lý các sự cố, chủ động sơ tán Nhân dân vùng hạ du khi có tình huống xấu xảy ra. Tổ chức diễn tập các phương án phòng chống thiên tai, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả. Có kế hoạch dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác, nhất là những vùng dễ bị chia cắt, vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn khi có thiên tai xảy ra. Rà soát, sẵn sàng triển khai phương án ứng phó với thiên tai và các tình huống khẩn cấp cho các công trình đang thi công và các công trình trọng điểm. Phối hợp với các nhà máy thủy điện trên địa bàn huyện chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời, có hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo đảm an toàn cung cấp điện, an toàn đập, hồ chứa, công trình thủy điện.
Đến nay, lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai của huyện Thường Xuân đã được kiện toàn với gần 1.000 người. Huyện cũng đã đầu tư nhiều vật tư dự phòng nhằm chủ động ứng phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân trong mùa mưa bão 2024. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân, nhất là người dân ở các xã vùng cao, vùng ven sông suối về diễn biến phức tạp của thời tiết, khí hậu, những kiến thức cơ bản về phòng ngừa, ứng phó các dạng thiên tai theo từng đối tượng, từng cấp độ rủi ro cụ thể để Nhân dân biết, chủ động phòng, chống khi có tình huống xấu xảy ra.
Bài và ảnh: Khắc Công
{name} - {time}
-
2025-01-13 16:11:00
Quỹ Thiện Tâm tặng 3.400 suất quà tết cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn
-
2025-01-13 15:07:00
Kịp thời dập tắt đám cháy tại Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước
-
2024-07-27 15:00:00
Mường Lát trồng rừng phủ xanh đồi trọc, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc
Phát huy sức trẻ, khơi dậy khát vọng cống hiến
Hội LHPN Thọ Xuân với phong trào chống bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em
Lasuco dâng hương tưởng niệm Mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng liệt sĩ
Đẩy mạnh truyền thông thay đổi hành vi về dân số và phát triển
Công ty Điện lực Thanh Hóa tri ân các Anh hùng liệt sĩ
Hành trình hàng nghìn “chiến sĩ” mùa hè xanh mang ánh sáng đến vùng cao
TYM Chi nhánh Thanh Hóa tặng quà tri ân Mẹ Việt Nam Anh hùng và các gia đình thương binh, liệt sỹ
Những người Mẹ Việt Nam Anh hùng
Người thương binh nặng vượt lên gian khó