Thường Xuân nỗ lực thoát khỏi huyện nghèo
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, huyện Thường Xuân đã có bước tiến đáng kể trên các lĩnh vực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên.
Trang trại bưởi được sản xuất theo hướng hữu cơ ở xã Ngọc Phụng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhằm tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo, huyện đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, đồng thời xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện giảm nghèo, giao chỉ tiêu giảm tỉ lệ hộ nghèo cho từng thôn, khu phố, rà soát các hộ có khả năng thoát nghèo và đưa ra các giải pháp để tổ chức triển khai thực hiện giảm hộ nghèo đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Phối hợp tốt với các đơn vị, ngành đỡ đầu trong công tác giảm nghèo. Chỉ đạo các xã, thị trấn vận động, tuyên truyền người dân tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; đồng thời hỗ trợ nhiều dự án sinh kế cho người dân. Phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách - xã hội huyện cho hàng nghìn lượt hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
Nhiều xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, người dân đã thay đổi tập quán canh tác truyền thống sang sản xuất hàng hóa tập trung, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, với những sản phẩm đặc trưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: cam, bưởi, táo, dưa vàng Kim Hoàng Hậu ở Xuân Cẩm, Thọ Thanh, Ngọc Phụng; rau - củ - quả sạch ở xã Xuân Dương, Xuân Lẹ... Hiện, các mô hình này đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao và được nhân ra diện rộng, mở thêm hướng thoát nghèo cho người dân.
Đặc biệt, thời gian qua thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện được hỗ trợ 4 dự án và 4 tiểu dự án, với tổng số vốn trên 291 tỷ đồng. Từ nguồn vốn trên, huyện đã đầu tư xây dựng 12 công trình, duy tu, bảo dưỡng 16 công trình, triển khai thực hiện 15 mô hình sản xuất, trong đó có 5 mô hình liên kết chuỗi giá trị, 10 mô hình cộng đồng tại 14 đơn vị; tổ chức 17 lớp phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, khó khăn cho 510 người; hỗ trợ 445 hộ nghèo có nhu cầu hỗ trợ về nhà ở... Thông qua các nguồn lực lồng ghép từ các chương trình, dự án giảm nghèo, cùng với nguồn lực của địa phương, các nguồn lực xã hội hóa đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Bên cạnh đó, nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, huyện đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất trên địa bàn. Tập trung rà soát quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội toàn huyện; quy hoạch, định hướng vùng sản xuất hàng hóa. Cùng với đó, huyện thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo kết nối các vùng, các đầu mối giao thông quan trọng, nâng cao năng lực vận tải, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn. Nhiều dự án lớn được đầu tư vào địa bàn như Nhà máy South Fanme Garments Limitend với tổng mức đầu tư 70 tỷ đồng; Nhà máy giày Thường Xuân với tổng mức đầu tư 80 tỷ đồng, Công ty TNHH Công nghiệp gỗ Thanh Hoa; Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Sơn Lâm... thu hút được nhiều lao động. Bên cạnh đó, huyện đã quy hoạch cụm công nghiệp thị trấn Thường Xuân và cụm công nghiệp Khe Hạ (Luận Thành). Các cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất được hình thành, đi vào hoạt động, đã góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay, huyện có 142 doanh nghiệp đang hoạt động, tạo việc làm cho trên 3.500 lao động.
Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị cho ý kiến về ý tưởng đề xuất chủ trương đầu tư các dự án của Tập đoàn TH tại huyện Thường Xuân. Theo đó, Tập đoàn TH đề xuất 4 chủ trương đầu tư các dự án tại huyện Thường Xuân. Những dự án này có quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh. Nếu các dự án triển khai thành công sẽ khai thác, phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của huyện, qua đó tạo động lực quan trọng để huyện phát triển nhanh và bền vững.
Nhờ thực hiện đồng bộ về công tác giảm nghèo, tính đến hết năm 2023 thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 43 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 15,13%.
Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về 3 chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, ưu tiên hỗ trợ thiếu hụt các dịch vụ xã hội theo phương pháp tiếp cận đa chiều cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm phổ biến kịp thời, đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo bền vững, phấn đấu giảm tỷ lệ nghèo đa chiều hằng năm từ 7% trở lên, tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 đạt 65%, thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/năm... đến năm 2025 thoát khỏi huyện nghèo, trở thành huyện khá ở khu vực miền núi của tỉnh.
Bài và ảnh: Khắc Công
{name} - {time}
-
2025-01-15 12:28:00
Như Xuân đa dạng hình thức tuyên truyền pháp luật
-
2025-01-15 11:53:00
Trưởng Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN kiểm tra sản xuất, đời sống Nhân dân huyện Nông Cống
-
2024-06-25 14:28:00
Cảnh báo thủ đoạn giả danh lực lượng công an hỗ trợ cài đặt ứng dụng VneID
Tuyên truyền, tư vấn chính sách BHXH, BHYT cho phạm nhân
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy
Bảng lương công chức, viên chức khi lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng
Bảo đảm tương quan cân đối hài hòa, công bằng giữa các đối tượng khi tăng lương
Đánh thức tiềm năng du lịch biển Quảng Xương
Học bơi - hoạt động bổ ích của trẻ ngày hè
Xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông
Giữ sạch "vùng xanh” nơi biên viễn (Kỳ 1): Khi “cơn bão” ma túy tràn về
Sau 3 năm triển khai Nghị quyết số 07-NQ/TU: Những chuyển biến tích cực