Thực hiện các biện pháp phòng chống rét trong nuôi trồng thủy sản
Những ngày qua không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ giảm sâu gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi. Để giảm thiểu thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản (NTTS), các cơ sở nuôi, người dân ở địa phương ven biển của tỉnh đang chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống rét cho các đối tượng nuôi, bảo đảm sản lượng phục vụ thị trường Tết nguyên đán.
Ông Nguyễn Văn Sơn, xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa) kiểm tra tôm nuôi.
Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, từ ngày 21 đến 28/1 trên địa bàn tỉnh xảy ra một đợt rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 9°C. Khu vực ven biển gió Bắc đến Đông Bắc cấp 5 - 6 gây ảnh đến hoạt động NTTS của người dân. Tại các vùng NTTS tập trung của các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương... người dân đã áp dụng các biện pháp nhằm tăng nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi.
Ông Nguyễn Văn Sơn ở xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa) cho biết: "Vụ đông năm nay, gia đình tôi nuôi 2 ao tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao với diện tích hơn 2.000 m2. Do có hệ thống nhà màng phủ kín nên khả năng chống rét khá tốt. Hiện, tôm chuẩn bị đạt kích cỡ thương phẩm và dự kiến thu hoạch vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Khi có thông tin trời chuyển lạnh, gió mùa tăng cường, gia đình tôi chủ động thực hiện ngay các biện pháp chống rét cho tôm. Toàn bộ 2 ao nuôi được phủ kín bạt, bảo đảm nhiệt độ luôn cao hơn bên ngoài 5 đến 60C. Đồng thời, duy trì mực nước ao nuôi đủ độ sâu, cho tôm ăn đủ lượng, bổ sung thêm các chất khoáng, vitamin tổng hợp để tăng sức đề kháng cho tôm. Gia đình thường xuyên sục khí để bảo đảm hàm lượng ô xy hòa tan trong nước cho tôm sinh trưởng. Những ngày nhiệt độ nước ao nuôi thấp dưới 15oC thì ngừng cho ăn và theo dõi tôm nuôi, đến khi thời tiết ấm lên mới cho ăn trở lại".
Các hộ nuôi cá lồng ở xã Nghi Sơn (thị xã Nghi Sơn) di chuyển lồng nuôi vào nơi kín gió.
Trong nuôi trồng trồng thủy sản nước ngọt, người dân ở các địa phương ven biển cũng chủ động che kín ao bằng nilon để tránh gió lùa đưa không khí lạnh làm nhiệt độ nước giảm thấp.
Ông Nguyễn Văn Lâm ở xã Hoằng Ngọc (Hoằng Hóa) cho biết: "Hiện gia đình đang nuôi các loại cá trắm, trôi, mè, chép... với diện tích 1 ha. Dự kiến trong dịp tết, gia đình xuất bán ra thị trường khoảng 5 tấn cá thương phẩm các loại. Để bảo vệ đàn cá nuôi trong những ngày qua gia đình đã duy trì mực nước ao nuôi đảm bảo độ sâu 1,5 - 2 m, thả sọt đan bằng tre, nứa, bên trong sọt có các búi rơm tạo giá thể để cá trú ẩn tránh rét. Trong thời gian giá rét, tuyệt đối không kéo lưới kiểm tra cá nuôi, không thu hoạch theo cách đánh tỉa thả bù để tránh bị sây sát cho thủy sản nuôi nhằm hạn chế các bệnh đốm đỏ, lở loét do nấm, trùng quả dưa và ký sinh trùng. Hàng ngày, theo dõi chất lượng nước, không đưa các loại phân xuống ao làm ảnh hưởng xấu đến môi trường nước".
Trên địa bàn xã đảo Nghi Sơn (thị xã Nghi Sơn) hiện có 52 hộ nuôi cá lồng với 1.414 ô lồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 104 lao động. Những ngày qua, các hộ nuôi cá lồng đã chủ động theo dõi diễn biến thời tiết để có biện pháp chăm sóc, bảo vệ đàn cá nuôi lồng.
Chủ tịch UBND xã Nghi Sơn Vũ Ngọc Thương cho biết: "Khi có tin đợt rét đậm, rét hại kéo dài, địa phương đã tuyên truyền, vận động người dân nuôi cá lồng khu vực vụng Nghi Sơn di chuyển lồng cá vào khu vực kín gió, che chắn bề mặt lồng nuôi bằng bạt để giữ ấm cho cá và hạn chế sương muối. Cùng với đó, hướng dẫn người dân thả sâu lồng nuôi từ 1,8 - 2 m để giữ ấm cho cá; thường xuyên vệ sinh để nước không bị ô nhiễm, hạn chế gây bệnh cho cá. Nhắc nhở các hộ nuôi cá lồng chủ động dự trữ thức ăn để bổ sung chất dinh dưỡng cho cá".
Một phần diện tích nuôi thủy sản nước ngọt tại xã Hoằng Ngọc (Hoằng Hóa).
Theo thống kê của Chi cục Thủy sản Thanh Hóa, diện tích nuôi trồng thủy sản thương phẩm nước lợ toàn tỉnh đạt 4.100 ha (trong đó, diện tích tôm sú, cua 3.400 ha, tôm thẻ chân trắng 700 ha), diện tích nuôi nước ngọt là 14.100 ha, diện tích nuôi nước mặn là 1.000 ha.
Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Lê Minh Lương, những ngày qua đơn vị thường xuyên phối hợp với các địa phương hướng dẫn cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm thực hiện các biện pháp phòng, chống rét cho thuỷ sản nuôi. Đồng thời, khuyến cáo người dân chỉ tổ chức nuôi trồng thủy sản trong mùa đông đối với các cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện, có thể chủ động các biện pháp phòng, chống rét cho động vật thủy sản. Cùng với đó, các hộ nuôi cần thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng và theo dõi tình trạng sức khỏe thủy sản nuôi nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp và hiệu quả.
Hải Đăng
{name} - {time}
-
2024-12-23 10:09:00
Honda và Nissan sẵn sàng công bố khởi động đàm phán sáp nhập
-
2024-12-23 09:51:00
Cơ chế đặc thù làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Cơ hội nào cho nhà thầu nội?
-
2024-01-26 09:35:00
Đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của người dân trong dịp tết
Sản xuất công nghiệp nỗ lực vượt khó
Bản tin tài chính sáng 26/1: Giá vàng đi ngang, USD hồi phục
Hơn 92.000 tấn hàng hóa được bốc dỡ qua cảng cá Thanh Hóa
Thành Sơn phát triển các mô hình kinh tế
Tăng gần 1.000 đồng, giá xăng RON95-III lên ngưỡng mới 23.407 đồng mỗi lít
Chủ động nguồn rau, quả an toàn cung ứng dịp Tết Nguyên đán
Các cơ sở chế biến hải sản tấp nập chuẩn bị hàng tết
Các huyện miền núi tăng cường phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi
Đảm bảo cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán 2024