Thức dậy dòng sông để thêm thương nhớ hồn làng
Dòng sông Văn Thắng quê tôi trong ký ức từng rất rộng. Nhiều người nói khi con người ta nhỏ bé thì nhìn dòng sông thấy lớn và cây cầu cũng dài hơn. Nhưng tôi vẫn tin rằng, dòng sông quê tôi từng lớn đúng nghĩa.
Cái tên Văn Thắng được người dân lấy tên địa danh hai bên bờ để đặt. Chỉ là một dòng sông quê, nhưng cái tên ấy gắn với biết bao thế hệ của một vùng. Những đứa trẻ sinh ra từ làng, tắm trên dòng sông ấy, rồi phổng phao. Nhiều đứa trẻ từ hai xã ven bờ sông đã rời làng, trong ký ức vẫn luôn có một dòng sông...Tôi nhớ mình có rất nhiều kỷ niệm ở dòng sông ấy. Bắt cá, bắt cua, rửa cỏ đều trên dòng sông ấy. Nhiều đứa trẻ cùng lứa với tôi biết bơi và bơi giỏi sau này chính nhờ dòng sông Văn Thắng.
Những lần trở lại quê hương, nhìn dòng sông đã nhỏ lại rất nhiều so với ký ức của tôi và của nhiều đứa trẻ từng mưu sinh, tắm mát trên dòng sông ấy. Hoàn toàn không phải vì chúng tôi lớn lên với tầm nhìn rộng hơn, mà dòng sông đang dần nhỏ lại theo đúng nghĩa của nó. Hai bên bờ cỏ dại um tùm, nước sông như cô đặc bởi rêu nhớt và đồ thừa... Bây giờ những đứa trẻ không còn ai dám ra sông tắm nữa. Nơi ấy cũng chẳng còn mấy cá tôm để chúng lùa bắt. Một dòng sông xấu xí và nhỏ hẹp đi cả về hình ảnh và giá trị.
Quê tôi đã là xã nông thôn mới, rất nhiều công trình hiện đại mọc lên. Nhiều lần lãnh đạo xã nhắn gửi người xa quê ủng hộ kinh phí để xây dựng nông thôn mới. Nào là làm đường, làm cống rãnh, xây nhà văn hóa... nhưng chưa có lần nào dòng sông được nhắc đến trong danh mục công trình được cải tạo. Dòng sông có cảm giác “biến mất” trong suy nghĩ, tư duy, tầm nhìn của những người có trách nhiệm. Họ lãng quên thật hay đang trông chờ vào một sự quan tâm khác. Có lẽ họ cho rằng trách nhiệm với dòng sông phải là trách nhiệm của cấp cao hơn.
Dòng sông có thuộc quản lý của cấp nào đi chăng nữa, thì nó cũng chảy qua làng, tô đẹp cảnh quan cho làng, điều hòa môi sinh cho làng. Một bức tranh đẹp không thể để sót nét cọ xấu. Bức tranh nông thôn mới quê tôi có thể nói là rất bắt mắt với nhiều hạ tầng hiện đại. Nhưng một dòng sông ô nhiễm đã khiến cho nông thôn mới không thể nói là toàn mỹ. Tiêu chí môi trường trong nông thôn mới khá khắt khe, nhưng để đánh giá một dòng sông chảy qua làng là điều rất khó, bởi hành trình của dòng sông ấy không chỉ qua một làng, một xã.
Vì sao cứ cho rằng, dòng sông là tài sản chung của nhiều làng, nhiều xã, mà người dân trong làng không hạn chế đi sự xâm hại của chính mình. Mỗi người bớt đi một hành vi không đẹp thì dòng sông sẽ đẹp. Mỗi người xa quê chung tay đóng góp nguồn kinh phí để cải tạo dòng sông sẽ khiến dòng sông được cải thiện hơn. Thức dậy dòng sông sẽ giúp thức dậy hồn làng trong chúng ta, ở mỗi người xa quê.
Đóng góp xây dựng công trình nào cũng có ích cả, nhưng chưa hẳn đã phát huy hết công năng. Trong khi dòng sông ký ức, gắn liền với một phần đời người, thì chúng ta mặc nhiên để nó dần chết.
Nhiều người chỉ nhận thấy dòng sông ngày càng nhỏ hẹp lại, mà chẳng bao giờ đặt câu hỏi vì sao và phải làm gì để dòng sông rộng ra như chúng ta từng thấy.
Hạnh Nhiên
{name} - {time}
-
2024-12-21 23:08:00
Phát triển rừng bền vững (Bài 2): Tiềm năng mở nhưng còn nhiều “rào cản”
-
2024-12-21 21:18:00
Không phải cứ nhịn, rồi sẽ lành
-
2024-11-02 15:28:00
Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội tỉnh Thanh Hoá và Bắc Ninh 2024
Thường Xuân nỗ lực phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững
Tín dụng chính sách góp phần tái thiết Sa Ná
Mường Lát đẩy nhanh tiến độ số hóa dữ liệu hộ tịch
Trao sinh kế - “chìa khóa” giúp người dân thoát nghèo bền vững
Nâng cao chất lượng xe buýt, xe khách liên tỉnh
Phát động Tháng hành động vì Bình đẳng giới năm 2024
Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính của 21 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Prudential trao “món quà” chu toàn giải pháp bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình dịp cuối năm (**)
Cụm thi đua số 13 trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa