(Baothanhhoa.vn) - Việc Chính phủ trình Quốc hội ban hành các nghị quyết về chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là rất kịp thời và cần thiết. Bởi đây là một chủ trương lớn của Đảng nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nghị quyết của Quốc hội sẽ là tiền đề quan trọng để Thanh Hóa thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới

Việc Chính phủ trình Quốc hội ban hành các nghị quyết về chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là rất kịp thời và cần thiết. Bởi đây là một chủ trương lớn của Đảng nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nghị quyết của Quốc hội sẽ là tiền đề quan trọng để Thanh Hóa thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới

ĐBQH Lê Thanh Hoàn, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

Nội dung này đã được Bộ Chính trị xem xét kỹ lưỡng, thận trọng và cụ thể hóa tại các nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như Nghệ An với Nghị quyết số 25, Hải Phòng với Nghị quyết số 45, Thừa Thiên Huế với Nghị quyết số 54, Thanh Hóa với Nghị quyết số 58.

Với tinh thần qua thời gian thí điểm các chính sách này, Chính phủ sẽ tổng kết, đánh giá, đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung các đạo luật có liên quan để tiếp tục hoàn chỉnh thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta.

Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa lần này với một số giải pháp quan trọng, tạo cơ sở pháp lý để thể chế hóa chính sách của Đảng. Đây là chính là “sự điều khiển, sắp đặt” tiếp theo mà Trung ương đang thực hiện mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh để Thanh Hóa thực sự trở thành “tỉnh kiểu mẫu” trong thời gian tới.

Với các chính sách đặc thù mà Quốc hội cho phép Thanh Hóa thực hiện thí điểm trong thời gian tới về tài chính, quản lý đất đai, quản lý sử dụng rừng, quy hoạch đô thị… sẽ là cơ sở pháp lý, có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện để Thanh Hóa phát huy tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như các điều kiện thuận lợi khác để thực hiện thành công các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị đã đề ra, trước mắt là trong giai đoạn 2021 - 2025, như: tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 11% trở lên, thu ngân sách trên địa bàn tăng 10% trở lên, GRDP bình quân đầu người đạt 5.200 USD, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, chất lượng an sinh xã hội được nâng cao, cải thiện về chất lượng môi trường sống của người dân…

Với những giải pháp tới đây của Trung ương cũng như của tỉnh Thanh Hóa, tin tưởng rằng Thanh Hóa sẽ sớm trở thành một tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; thực sự là một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc.

Thực tế cho thấy không phải chờ Nghị quyết của Quốc hội, mà từ khi xây dựng Đề án phát triển kinh tế - xã hội, cũng như ngay khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 58, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã chủ động triển khai công tác quán triệt một cách sâu rộng, toàn diện chủ trương, chính sách của Bộ Chính trị đến toàn bộ hệ thống chính trị, đến cán bộ, công chức, viên chức cũng như toàn thể người dân… để chuẩn bị các kế hoạch, rà soát các quy hoạch, với các điều kiện cần thiết cùng tâm thế chủ động, sẵn sàng các giải pháp, biện pháp tổ chức nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

Trong kỳ họp thứ 2 này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Với tinh thần chủ động từ trước, Thanh Hóa cần khẩn trương hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chú trọng đến các quy hoạch về sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch phát triển rừng; hiện thực kịp thời các dự án phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật để phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, dự toán ngân sách Nhà nước theo yêu cầu của Quốc hội; rà soát kỹ để xây dựng các chính sách phí, lệ phí trên địa bàn, lấy ý kiến các đối tượng chịu sự tác động, có lộ trình thực hiện theo từng giai đoạn đảm bảo tạo môi trường kinh doanh, lưu thông hàng hóa, dịch vụ thuận lợi, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Song song với đó là tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng, đặc biệt là những chính sách mới mà Quốc hội vừa thông qua đến các cán bộ, công chức và mỗi người dân… tạo sự đồng thuận của mọi tầng lớp Nhân dân, với khí thế phấn đấu và sự vào cuộc quyết liệt, mạnh mẽ của đội ngũ cán bộ, chính quyền các cấp.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cần có ngay một nghị quyết chuyên đề, lấy chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi địa bàn cấp huyện, cấp xã làm thước đo chất lượng cán bộ, không để tồn tại tâm lý trông chờ cấp trên, huy động trí tuệ tập thể, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, khen thưởng kịp thời, động viên tinh thần dám nghĩ, dám làm, xả thân vì lợi ích chung của địa phương.

Tin tưởng rằng, Nghị quyết của Quốc hội sẽ là tiền đề quan trọng để Thanh Hóa thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà trong giai đoạn tới.

Lê Thanh Hoàn - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

Tin liên quan:

Lê Thanh Hoàn - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]