(Baothanhhoa.vn) - Với ý chí vươn lên phát triển kinh tế, thời gian qua, nhiều đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã mạnh dạn khởi nghiệp bằng nhiều ý tưởng, mô hình kinh tế sáng tạo, hiệu quả. Qua đó, khẳng định vai trò đồng hành của tổ chức đoàn và sự quan tâm, hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương với phong trào khởi nghiệp của thanh niên.

Thọ Xuân đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp

Với ý chí vươn lên phát triển kinh tế, thời gian qua, nhiều đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã mạnh dạn khởi nghiệp bằng nhiều ý tưởng, mô hình kinh tế sáng tạo, hiệu quả. Qua đó, khẳng định vai trò đồng hành của tổ chức đoàn và sự quan tâm, hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương với phong trào khởi nghiệp của thanh niên.

Thọ Xuân đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp

Lao động Công ty TNHH Đức Giang, xã Phú Xuân sản xuất kẹo lạc truyền thống.

Tiếc nuối nghề sản xuất kẹo lạc truyền thống của quê hương đang dần bị mai một nên anh Dương Văn Giang luôn canh cánh trong lòng mong muốn, quyết tâm vực lại nghề cũ của cha ông. Năm 2013, anh Giang từ bỏ công việc quản lý ở một nhà hàng có tiếng tại TP Thanh Hóa, gom góp những đồng vốn ít ỏi để trở về quê xã Xuân Yên (nay là xã Phú Xuân) để làm mới nghề cũ. Một cơ sở sản xuất kẹo lạc được hình thành, song chất lượng làm ra chỉ ở mức trung bình nên chưa hấp dẫn khách hàng và thị trường, việc tiêu thụ khá khó khăn. Sau học hỏi, chuyển giao công nghệ của các làng sản xuất của các hãng kẹo lạc nổi tiếng ở miền Bắc, như: kẹo lạc Sìu Châu (Nam Định), kẹo lạc Làng Nguyễn ở tỉnh Thái Bình và làng nghề sản xuất kẹo lạc ở tỉnh Hải Dương. Cộng với tiếp nhận bí quyết sản xuất kẹo lạc của những người lớn tuổi trong làng, thanh niên Dương Văn Giang đã đúc kết ra phương cách sản xuất đặc trưng của riêng mình; đồng thời thành lập Công ty TNHH Đức Giang để thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh. Để ổn định nguồn nguyên liệu, công ty đã liên kết với người dân vùng đồi huyện Ngọc Lặc và một số huyện miền núi để thu mua lạc. Anh Giang cho biết: Kẹo lạc Đức Giang có độ giòn xốp và tan nhanh trong miệng khi nhai, đồng thời không quá ngọt. Đây là bí quyết riêng vượt trội của nhãn hiệu Đức Giang mà không sản phẩm cùng loại nào có được. Chính vì vậy sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận và tiêu thụ rộng rãi qua các đại lý tại thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều nơi trong tỉnh. Đặc biệt, nhiều năm qua, kẹo lạc Đức Giang luôn trở thành món quà ý nghĩa cho du khách tại các điểm du lịch, di tích trong huyện Thọ Xuân và nhiều địa phương trong tỉnh.

Được biết, dịp cuối năm, nhu cầu của thị trường về những sản phẩm truyền thống tăng cao, xưởng sản xuất của Công ty TNHH Đức Giang cho ra lò từ 7 tạ đến 1 tấn sản phẩm/ngày. Bao gồm kẹo lạc, kẹo gạo lức và các loại bánh truyền thống của địa phương. Hiện, công ty tạo việc làm ổn định cho 10 lao động. Anh Giang cho biết thêm: "Trong quá trình phát triển kinh tế với nghề làm kẹo lạc truyền thống, từ khi là cơ sở sản xuất cho đến khi thành doanh nghiệp, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ, khuyến khích và đồng hành của các tổ chức đoàn thể, chính trị huyện Thọ Xuân. Trong đó, có việc hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ tham gia hội chợ, triển lãm quảng bá sản phẩm... Nhờ đó, công ty đã khẳng định được tên tuổi, sức ảnh hưởng trên thị trường”.

Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện nhiều mô hình thanh niên khởi nghiệp đạt được kết quả tích cực và trở thành điển hình nhân rộng trong địa phương, như: Chị Lê Thị Vân, thị trấn Sao Vàng thành công với mô hình Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ công nghệ cao Rich Farm chuyên thi công lắp đặt, chuyển giao kỹ thuật, phụ trách nông học và hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; anh Đỗ Văn Tâm, xã Quảng Phú điều hành Công ty TNHH Tâm Đang chuyên nghiên cứu và sản xuất một số vật liệu xây dựng, đồ trang trí bằng chất liệu composite...

Hưởng ứng tinh thần quốc gia khởi nghiệp, trong những năm qua, thanh niên huyện Thọ Xuân đã tích cực tham gia các phong trào khởi nghiệp. Ban Thường vụ Huyện đoàn đã triển khai hiệu quả cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp trong ĐVTN tỉnh Thanh Hóa” qua các năm. Theo đó, từ năm 2017 đến nay có hơn 1.000 ý tưởng khởi nghiệp được xây dựng. Riêng trong năm 2022, có 12 ý tưởng được lựa chọn gửi về ban tổ chức cuộc thi cấp tỉnh tham gia cuộc thi lần thứ 10, trong đó có 1 ý tưởng được lọt vào vòng chung kết và đạt giải khuyến khích; có 20 ý tưởng được lựa chọn tham gia cuộc thi cấp tỉnh lần thứ 11.

Bên cạnh đó, Huyện đoàn Thọ Xuân thường xuyên đấu mối với UBND huyện và các tổ tư vấn hỗ trợ thanh niên trong việc chuyển đổi mô hình kinh tế sang phát triển doanh nghiệp. Năm 2022, Huyện đoàn đã tham gia hướng dẫn các thủ tục hồ sơ trong quá trình thành lập cho 38 doanh nghiệp mới do ĐVTN làm chủ; phối hợp với chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội để thẩm định và tiến hành giải ngân nguồn vốn cho 45 mô hình phát triển kinh tế của thanh niên, tổng số vốn gần 5 tỷ đồng để hỗ trợ nguồn kinh phí hoạt động, phục vụ phong trào khởi nghiệp của ĐVTN.

Để tiếp tục phát huy hiệu quả của phong trào khởi nghiệp trong ĐVTN, Huyện đoàn Thọ Xuân tiếp tục phối hợp với các tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cho ĐVTN. Đồng thời, khuyến khích ĐVTN mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh; tiếp tục triển khai mô hình bí thư chi đoàn tiên phong khởi nghiệp; duy trì các câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế tại các xã, thị trấn trong huyện. ĐVTN trong huyện cũng được hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn ưu đãi khởi nghiệp, như: Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, nguồn vốn từ đề án chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.

Bài và ảnh: Lê Thanh


Bài và ảnh: Lê Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]