(Baothanhhoa.vn) - Xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang thị trường Nhật Bản, người lao động (NLĐ) có thu nhập cao, môi trường sống văn minh, hiện đại. Đồng thời cũng là cơ hội tốt để cải thiện kinh tế và phát triển bản thân. Là đối tác tin cậy của Nhật Bản, các cơ quan, đơn vị chức năng của tỉnh đang nỗ lực kết nối cung - cầu giữa hai thị trường để NLĐ có thể tận dụng tốt nhất cơ hội việc làm đang rộng mở ở xứ sở hoa anh đào.

Thanh Hóa - Nhật Bản: Xây đắp niềm tin, hợp tác toàn diện: Bài 4 - Tăng cường kết nối, tạo cơ hội cho người lao động đi làm việc tại “xứ sở hoa anh đào”

Xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang thị trường Nhật Bản, người lao động (NLĐ) có thu nhập cao, môi trường sống văn minh, hiện đại. Đồng thời cũng là cơ hội tốt để cải thiện kinh tế và phát triển bản thân. Là đối tác tin cậy của Nhật Bản, các cơ quan, đơn vị chức năng của tỉnh đang nỗ lực kết nối cung - cầu giữa hai thị trường để NLĐ có thể tận dụng tốt nhất cơ hội việc làm đang rộng mở ở xứ sở hoa anh đào.

Thanh Hóa - Nhật Bản: Xây đắp niềm tin, hợp tác toàn diện: Bài 4 - Tăng cường kết nối, tạo cơ hội cho người lao động đi làm việc tại “xứ sở hoa anh đào”Công ty CP Giáo dục hợp tác Quốc tế Vinanippon tư vấn du học - xuất khẩu lao động Nhật Bản cho đoàn viên, thanh niên, học sinh và người lao động tại huyện Bá Thước.

“Khát” nhân lực chất lượng cao

Sau gần 2 năm học điều dưỡng, chị Trần Thị Nga, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) xin vào làm tại một phòng khám tư nhân trên địa bàn TP Thanh Hóa với mức lương 4 triệu đồng/tháng. Trong một lần tham gia tư vấn XKLĐ, thấy nghề điều dưỡng ở Nhật Bản đang có nhu cầu tuyển cao, chị đăng ký và được các ngành chức năng hướng dẫn, hỗ trợ làm thủ tục. Sau 8 tháng học tiếng Nhật, chị vượt qua các vòng sát hạch và được xuất cảnh vào đầu tháng 5-2022 với thời hạn làm việc 3 năm; tổng chi phí xuất cảnh khoảng 120 triệu đồng. Trao đổi qua điện thoại, chị Nga chia sẻ: “Điều kiện làm việc ở Nhật Bản rất chuyên nghiệp, công việc phù hợp với khả năng của bản thân. Mức lương hàng tháng của tôi khoảng 32-35 triệu đồng và được bảo đảm đầy đủ các chế độ theo quy định của pháp luật Nhật Bản; được công ty hỗ trợ nơi ăn, ở đảm bảo an toàn”.

Giữa tháng 10-2022, anh Lê Văn Yên, xã Ngư Lộc (Hậu Lộc) được xuất cảnh sang Nhật Bản làm việc với thời hạn hợp đồng 3 năm. Trước khi xuất cảnh, anh Hưng làm việc tại một nhà hàng ở TP Sầm Sơn với mức lương gần 8 triệu đồng/tháng. Trong một lần tham gia phiên giao dịch việc làm, anh được ngành chức năng tư vấn nên đã đăng ký đi làm việc tại Nhật Bản. Sau hơn 8 tháng học tiếng Nhật và vượt qua sự kiểm tra của đơn vị tiếp nhận, anh Yên được xuất cảnh với tổng chi phí khoảng 120 triệu đồng và được ngân hàng hỗ trợ vay với lãi suất ưu đãi. Với công việc chế biến bánh bao, mức thu nhập của anh Yên tại Nhật Bản khoảng 30 triệu đồng/tháng và được đảm bảo đầy đủ các chế độ theo quy định của pháp luật Nhật Bản.

Từ đầu tháng 10-2021, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức dỡ bỏ hoàn toàn tình trạng khẩn cấp áp dụng tại Tokyo và 18 khu vực khác. Đồng thời, ban hành hàng loạt các chính sách tăng lương, hỗ trợ, tạo điều kiện cho lao động nước ngoài tại nước này.

Từ đầu tháng 10-2021, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức dỡ bỏ hoàn toàn tình trạng khẩn cấp áp dụng tại Tokyo và 18 khu vực khác. Đồng thời, ban hành hàng loạt các chính sách tăng lương, hỗ trợ, tạo điều kiện cho lao động nước ngoài tại nước này. Những động thái trên nhằm ổn định thị trường lao động tại Nhật Bản nhưng cũng mở ra cơ hội lớn đối với lao động Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng. Bởi Nhật Bản là một trong những thị trường XKLĐ chủ lực của tỉnh Thanh Hóa. Bà Lê Thúy Hằng, Giám đốc Công ty CP Nhân lực Tadashi, đơn vị chuyên tư vấn, tuyển sinh và đào tạo đưa lao động sang Nhật Bản học tập, làm việc theo diện thực tập sinh và du học sinh, chia sẻ: Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản hiện đang rất “khát” lao động, với mức lương khá hấp dẫn, tương đương từ 33-38 triệu đồng/người/tháng. Nguồn cung lao động của tỉnh Thanh Hóa có nhiều tiềm năng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của các nước sở tại. Từ năm 2022 đến nay, Công ty CP Nhân lực Tadashi chi nhánh Thanh Hóa đã tuyển dụng được trên 200 lao động trên địa bàn tỉnh đi xuất khẩu. Bà Hằng cũng thông tin thêm: Tại thị trường Nhật Bản, sau khi kết thúc thời hạn hợp đồng 3 năm sẽ được gia hạn thêm từ 2-5 năm theo Chương trình Tokutei. Khi về nước, NLĐ dễ tìm kiếm được việc làm bởi Nhật Bản đang đầu tư rất nhiều dự án tại Việt Nam, trong đó có Thanh Hóa.

Ông Hoàng Duy Xuyên, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa cho biết: Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang khan hiếm lao động nên có nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Đây là cơ hội có việc làm thu nhập cao cho NLĐ trên địa bàn tỉnh, là giải pháp giảm nghèo hiệu quả, nhất là đối với các huyện miền núi. Thời gian tới, trung tâm sẽ tăng cường kết nối cung cấp thông tin về các chương trình XKLĐ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị được cấp phép tư vấn hỗ trợ và thông tin đầy đủ chính sách, điều kiện, tiêu chuẩn đơn hàng cho NLĐ; tổ chức dạy tiếng và giáo dục định hướng nghề nghiệp, nhằm tạo thuận lợi cho người tham gia XKLĐ.

Tăng cường kết nối

Phân tích của cơ quan nghiên cứu dân số cho thấy, đến năm 2050, dân số Nhật Bản sẽ giảm xuống còn 90 triệu người. Trong đó, số người trên 65 tuổi dự kiến chiếm khoảng 40% và số người dưới 15 tuổi chỉ chiếm khoảng hơn 8%. Chính vì vậy, nhu cầu tuyển dụng lao động để bù đắp thiếu hụt nhân công ở Nhật Bản đang ngày càng tăng... Ngoài chính sách nhập khẩu lao động, Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ tăng thời gian lưu trú, giảm bớt yêu cầu về ngoại ngữ cho lao động nước ngoài...

...đến năm 2050, dân số Nhật Bản sẽ giảm xuống còn 90 triệu người. Trong đó, số người trên 65 tuổi dự kiến chiếm khoảng 40% và số người dưới 15 tuổi chỉ chiếm khoảng hơn 8%. Chính vì vậy, nhu cầu tuyển dụng lao động để bù đắp thiếu hụt nhân công ở Nhật Bản đang ngày càng tăng...

Thanh Hóa là một trong những tỉnh có dân số đông, tiềm năng lao động dồi dào, vì vậy trong những năm qua việc đẩy mạnh XKLĐ đã được tỉnh quan tâm, với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp. Đặc biệt, trong những thị trường Thanh Hóa hướng đến, Nhật Bản luôn là đối tác hấp dẫn, triển vọng và được ưu tiên. Theo số liệu thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, từ năm 2016 đến tháng 3-2023 đã có 13.346 tu nghiệp sinh sang tu nghiệp tại các xí nghiệp của Nhật Bản; chủ yếu trong các ngành nghề: dệt may công nghiệp, lắp ráp điện tử, gia công cơ khí, chế biến, xây dựng và nông nghiệp, điều dưỡng ở các trại dưỡng lão... với thu nhập bình quân trong thời gian tu nghiệp tương đương 700-800 USD/tháng. Ngoài lao động tu nghiệp sinh, hiện Thanh Hóa có khoảng 9.000 lao động đang làm việc có thời hạn tại Nhật Bản. Để cung - cầu giữa hai thị trường gặp nhau, trong những năm qua, Việt Nam và Nhật Bản nói chung, Thanh Hóa và các đối tác Nhật Bản nói riêng đã ký kết nhiều nội dung hợp tác như: Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổ chức Phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản (IM JAPAN) đưa lao động Việt Nam sang Nhật thực tập kỹ năng và Chương trình đưa lao động sang Nhật làm việc theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (JVEPA).

Đặc biệt, tỉnh Thanh Hóa luôn ưu tiên quan hệ hợp tác với các cơ quan, đối tác Nhật Bản, trong đó hoạt động XKLĐ sang thị trường Nhật Bản được tích cực thực hiện, hiện đã có 5 doanh nghiệp XKLĐ được phép đưa thực tập sinh sang thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản và trên 40 doanh nghiệp có các chi nhánh, văn phòng đang tuyển lao động trên địa bàn tỉnh.

...từ năm 2016 đến tháng 3-2023 đã có 13.346 tu nghiệp sinh sang tu nghiệp tại các xí nghiệp của Nhật Bản; chủ yếu trong các ngành nghề: dệt may công nghiệp, lắp ráp điện tử, gia công cơ khí, chế biến, xây dựng và nông nghiệp, điều dưỡng ở các trại dưỡng lão... với thu nhập bình quân trong thời gian tu nghiệp tương đương 700-800 USD/tháng.

Mặc dù đã có mối quan hệ hợp tác bền chặt với Việt Nam, song Nhật Bản vẫn là thị trường khắt khe, đòi hỏi chất lượng lao động cao hơn các thị trường khác. Do đó, việc đưa NLĐ sang Nhật làm việc hoặc đón NLĐ từ Nhật trở về đều phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của pháp luật và nội dung chương trình đã ký kết giữa hai nước. Để tăng cường công tác XKLĐ, ngoài những chính sách ưu tiên, hiện các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách của tỉnh về công tác XKLĐ. Tăng cường hỗ trợ, giới thiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài về phối hợp, tuyển chọn lao động trên địa bàn. Hướng dẫn doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đẩy mạnh, triển khai các chương trình hỗ trợ đào tạo lao động đi làm việc tại nước ngoài ở một số ngành nghề đặc thù, đòi hỏi kỹ thuật cao mà thị trường nước ngoài yêu cầu; chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với các doanh nghiệp đào tạo ngành nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động nước ngoài, đặc biệt là các thị trường khó tính, yêu cầu chất lượng cao như Nhật Bản. Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, lao động làm việc ở nước ngoài về nước nhằm kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn tỉnh... Cùng với sự vào cuộc đồng bộ của các ngành chức năng thì bản thân NLĐ phải không ngừng nỗ lực, cố gắng để tận dụng tốt những cơ hội việc làm tại Nhật Bản.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]