Tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Bằng những chính sách thiết thực của Đảng, Nhà nước, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Mường Lát đã phát triển, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Người dân xã Trung Lý (Mường Lát) sơ chế lâm sản.
Trước năm 2020, gia đình bà Trần Thị Tuyết ở xã Trung Lý, thuộc diện hộ nghèo. Sau khi được thụ hưởng Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế (thuộc nguồn vốn sự nghiệp Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững), điều kiện kinh tế của gia đình bà Tuyết đã được nâng lên. Từ việc được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, đến nay gia đình bà Tuyết đã nhân lên được đàn bò 10 con, hàng trăm con gia cầm, vườn cây ăn quả... mỗi năm mang lại nguồn thu nhập khoảng 100 triệu đồng. Gia đình bà Tuyết đã làm đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo.
Còn đối với gia đình chị Hà Thị Mến ở bản Bàn, xã Quang Chiểu, sau khi tham gia mô hình trồng lúa nếp Cay Nọi, điều kiện kinh tế đã được cải thiện đáng kể. Chị Mến cho biết: Gia đình có gần 1ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó dành ra 5 sào để trồng lúa nếp Cay Nọi. Theo ước tính, mỗi năm thu hoạch một vụ, năng suất đạt khoảng 15 - 20 tạ, sau khi trừ các khoản chi phí, bình quân cho lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng. Từ một hộ nghèo của xã, nay gia đình chị Mến đã có của ăn, của để và vươn lên thoát nghèo.
Thời gian qua, huyện Mường Lát cũng như các cơ quan, đơn vị đóng chân trên địa bàn huyện đã có nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế, vươn lên làm chủ cuộc sống. Điển hình như các Đồn Biên phòng Trung Lý, Pù Nhi, Tam Chung phối hợp với Công ty CP Sản xuất chế biến nông lâm sản và vật tư nông nghiệp Phúc Thịnh (Ngọc Lặc) ký kết chương trình phối hợp triển khai mô hình tham gia phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các xã biên giới. Hay như Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mường Lát phối hợp với các hộ dân thực hiện chăn nuôi gà mía lai; Đoàn Kinh tế Quốc phòng 5 (Quân khu 4) hỗ trợ giống dê, bò cho các hộ khó khăn ở xã Pù Nhi để phát triển chăn nuôi, nâng cao đời sống...
Ngoài ra, huyện Mường Lát cũng đã ban hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh giai đoạn 2021-2025. Theo đó, huyện đã và đang tập trung vào các giải pháp chủ yếu về xây dựng mô hình sản xuất theo hướng liên kết giữa kinh tế hộ với doanh nghiệp, gắn với tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở hài hòa lợi ích 5 nhà “nhà nông, nhà nước, nhà khoa học, nhà đầu tư, nhà doanh nghiệp”. Cùng với đó là cơ cấu diện tích cây trồng phù hợp với điều kiện thế mạnh của từng địa phương, giảm dần diện tích lúa rẫy, ngô, tăng dần diện tích trồng rau, cây họ đậu, nuôi trồng thủy sản; khuyến khích, hỗ trợ đồng bào DTTS chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại; phát triển lâm nghiệp theo hướng tăng diện tích rừng kinh tế, giảm diện tích rừng sinh khối, tăng diện tích rừng gỗ lớn, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS...
Theo thống kê của huyện Mường Lát, từ năm 2018 đến nay, trên địa bàn huyện đã triển khai hơn 100 dự án, mô hình phát triển sản xuất, trong đó bao gồm dự án chăn nuôi, trồng trọt, dự án lâm nghiệp. Các dự án đã hỗ trợ hàng nghìn con giống gia súc, gia cầm, như trâu, bò sinh sản, lợn, gà và các loại giống cây trồng như cam Vinh lòng vàng, đào lai, cây táo mèo, khoai sọ, vải thiều, mận hậu, vầu đắng...
Từ những giải pháp trên, thời gian qua huyện Mường Lát đã có những bước phát triển tích cực. 100% xã có trạm y tế, trường học được kiên cố hóa; 100% các xã có đường giao thông đến trung tâm xã được thảm nhựa và bê tông; hơn 80% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm thôn, bản; trên 70% thôn có điện lưới quốc gia. Đến nay huyện cũng đã hỗ trợ cho trên 45.000 hộ đồng bào DTTS làm nhà ở, gần 14.000 hộ chuyển đổi ngành nghề; xây dựng và đưa vào sử dụng trên 3.000 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, 22 trung tâm cụm xã, trên 200 công trình nước sinh hoạt tập trung thôn, bản; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2021-2025 (chuẩn mới) trên địa bàn huyện là 56,18%; hộ cận nghèo là 12,64%...
Trao đổi về những giải pháp tạo sinh kế cho người dân, đồng chí Triệu Minh Xiết, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Lát, cho rằng, muốn thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh, bền vững, phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS, điều quan trọng nhất hiện nay là cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để loại bỏ tư tưởng thụ động, trông chờ, ỷ lại của một bộ phận người dân. Việc hỗ trợ, tạo sinh kế cho bà con chỉ là điều kiện cần, cái quan trọng nhất vẫn là phát huy được ý chí tự lực, tự cường trong phát triển kinh tế - xã hội, vươn lên thoát nghèo. Có như vậy đồng bào mới làm chủ cuộc sống của chính họ.
Bài và ảnh: Xuân Minh
{name} - {time}
-
2025-01-15 20:04:00
Bịt “kẽ hở” trong công tác quản lý người nước ngoài (Bài cuối): “Gỡ khó” trong công tác quản lý
-
2025-01-15 17:20:00
Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Mai Văn Hải kiểm tra sản xuất và đời sống Nhân dân tại huyện Như Thanh
-
2024-03-25 18:54:00
“Hướng dương” đón nắng
Trung tâm GDNN-GDTX Hoằng Hóa: Nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn
Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo không để thiếu máy bay chở khách
Tháng Thanh niên 2024: Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
Trao niềm tin - Gửi yêu thương đến các điểm trường khó khăn vùng cao
Tháng Ba biên giới
Sôi động chương trình “Sàn đấu vũ đạo” năm 2024
Để hạn chế tình trạng vượt đèn đỏ
Ấm áp chương trình “Ngày đoàn viên"
Giờ Trái đất 2024: Sau 1 giờ tắt đèn, cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh