(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa là tỉnh có hệ thống đê điều lớn, với 1.008 km đê sông, đê biển. Bên cạnh những tuyến đê được đầu tư nâng cấp, tu bổ, vẫn còn nhiều vị trí xung yếu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, cần sự chủ động ứng phó.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sẵn sàng ứng phó với các tình huống mất an toàn đê

Thanh Hóa là tỉnh có hệ thống đê điều lớn, với 1.008 km đê sông, đê biển. Bên cạnh những tuyến đê được đầu tư nâng cấp, tu bổ, vẫn còn nhiều vị trí xung yếu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, cần sự chủ động ứng phó.

Sẵn sàng ứng phó với các tình huống mất an toàn đê

Sự cố sập thân cống Tế Nông 6, xã Tế Nông, huyện Nông Cống được phát hiện, khắc phục kịp thời

Từ sự cố cống Tế Nông 6

Theo báo cáo của UBND huyện Nông Cống, khoảng 6 giờ sáng ngày 27/6/2024, tại vị trí K2+300 (trọng điểm cống Tế Nông 6) thuộc tuyến đê bao Tế Nông, xã Tế Nông (đê địa phương, cấp V) đã xảy ra sự cố sập thân cống phía đồng.

Phần mái đê phía đồng bị sụt, kích thước chiều dài theo đê 3,5m, rộng 3,0m theo mặt cắt ngang, sâu 3,5m sát mép mặt đê phía đồng 0,3m; thân cống bị vỡ 1 ống cống dài 2,0m; hai bên mang cống phía sông bị sụt dọc theo tường cánh cống, chiều dài theo tường cánh cống 2,0m; rộng 1,0m; sâu trung bình khoảng 0,5m.

Đánh giá nguyên nhân cho thấy, cống được xây dựng từ năm 2008, thân cống là các ống tròn bằng bê tông cốt thép ghép nối với nhau, cống bị lùng mang, thủng cống, giàn đóng mở, tường cánh phía sông bị lún nghiêng về phía mặt đê, kết hợp với đợt mưa lớn diễn ra từ ngày 24/6 - 26/6/2024 dẫn đến sự cố sập thân cống.

Ông Lê Ngọc Thắng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nông Cống, cho biết: Ngay sau khi phát hiện sự cố, UBND huyện đã chỉ đạo giải pháp khắc phục theo phương châm “4 tại chỗ” và thực hiện theo phương án trọng điểm cống Tế Nông 6 đã được UBND huyện phê duyệt trước đó.

Cụ thể, phương án xử lý bằng biện pháp hoành triệt tạm cống, đào mở rộng vị trí sụt, sập, đắp đầm trị hoàn trả lại mái đê phía đồng và hai bên mang cống phía sông, phủ bạt, che chắn và cắm biển cảnh báo sự cố.

Sẵn sàng ứng phó với các tình huống mất an toàn đê

Sự cố sập thân cống Tế Nông 6 (ảnh chụp trước khi được xử lý)

Hiện, sự cố đã được xử lý ổn định, không có diễn biến bất thường. UBND huyện Nông Cống cũng đã giao UBND xã Tế Nông tiếp tục theo dõi.

Sẵn sàng ứng phó

Theo đánh giá của Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều tuyến đê được đắp trên nền sình lầy, đất yếu, thân đê được đắp bằng loại đất không đồng nhất, địa chất thân và nền đê yếu, một số đoạn đê dễ xảy ra sạt trượt khi mưa bão. Bên cạnh đó, nhiều cống dưới đê được xây dựng từ lâu đã xuống cấp, hư hỏng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho công trình đê điều.

Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 6 sự cố công trình về đê điều với 3 sự cố công trình đê điều từ cấp I đến cấp III; 3 sự cố trên đê cấp IV, V.Trong đó, chỉ riêng đợt mưa lớn diễn ra từ ngày 24/6 - 26/6/2024 đã xảy ra 3 sự cố đê tại các vị trí: Cống Nổ Thôn tại K26+711 đê tả sông Mã, xã Vĩnh An (Vĩnh Lộc); cống Tế Nông 6 tại K2+300 đê bao Tế Nông, xã Tế Nông, (Nông Cống); sụt lún mái, cơ kè tại K35+090 đê tả sông Mã với chiều dài theo đê khoảng 7m, rộng 2m thuộc địa bàn xã Hoằng Giang (Hoằng Hóa).

Theo báo cáo từ Chi cục Thủy lợi, từ đầu năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với UBND các huyện, thị xã và thành phố tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình đê điều trước lũ năm 2024. Từ đó, xây dựng 34 phương án trọng điểm đê điều xung yếu, gồm: 1 trọng điểm cấp tỉnh và 33 trọng điểm cấp huyện (trong đó 14 trọng điểm trên đê cấp III - I; 20 trọng điểm trên đê cấp IV, V, đê biển).

Sẵn sàng ứng phó với các tình huống mất an toàn đê

Nhiều tuyến đê còn chưa kiên cố (ảnh chụp đê sông Hoàng, huyện Nông Cống)

Đối với các công trình đê điều đang thi công dở dang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức đi kiểm tra công tác đảm bảo an toàn công trình đê điều trước mùa mưa, lũ năm 2024 và có các văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố; các chủ đầu tư tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời các khó khăn vướng mắc, chỉ đạo nhà thầu thi công tập trung nguồn lực khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công.

Đặc biệt, các hạng mục phải đảm bảo yêu cầu chống lũ, đảm bảo chất lượng, tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, kịp thời đưa công trình vào phục vụ công tác phòng chống lụt bão. Các công trình đang thi công dở dang đều phải được lập và phê duyệt phương án phòng chống lụt bão đảm bảo an toàn khi có mưa lũ xảy ra.

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]