Phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân
Nhân viên EVN kiểm tra hệ thống điện. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ngày 26/3/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Theo đó, giá bán điện bình quân được lập trên cơ sở chi phí khâu phát điện, chi phí mua các dịch vụ truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, chi phí dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí điều hành-quản lý ngành, các khoản chi phí khác được phân bổ và chỉ bao gồm những chi phí phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất, cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để đảm bảo khả năng vận hành, cung ứng điện và đáp ứng nhu cầu đầu tư theo kế hoạch được duyệt, trong đó chi phí các khâu có tính đến các khoản giảm trừ giá thành theo quy định.
Quy định cơ chế điều chỉnh hằng năm
Trên cơ sở kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm N do Bộ Công Thương ban hành, kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2 theo quy định tại Điều 7 Quyết định này, ước kết quả sản xuất kinh doanh điện năm N-1 (trong trường hợp chưa có kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-1), trước ngày 25/1 năm N, EVN tính toán giá bán điện bình quân theo công thức quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định này và thực hiện yêu cầu về hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này:
Cụ thể, trường hợp giá bán điện bình quân tính toán giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, EVN có trách nhiệm giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, EVN có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan để kiểm tra, giám sát.
Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành, Tập đoàn EVN quyết định điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, EVN lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan để kiểm tra, giám sát.
Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành, EVN được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá của EVN, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để EVN triển khai thực hiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn EVN có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương.
Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do EVN trình, Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra, rà soát và gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan. Trên cơ sở ý kiến góp ý của Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan, Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra, giám sát
Về cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân hằng năm, trước ngày 25 tháng đầu tiên quý 2, quý 3 và quý 4, Tập đoàn Điện lực Việt Nam xác định sản lượng điện thương phẩm thực tế của quý trước và tổng sản lượng điện thương phẩm cộng dồn từ đầu năm, ước sản lượng điện thương phẩm các tháng còn lại trong năm.
Cùng đó, EVN xác định chi phí phát điện của quý trước liền kề, chi phí phát điện cộng dồn từ đầu năm (bao gồm cả chi phí mua điện từ các nhà máy cung cấp dịch vụ phụ trợ), ước chi phí khâu phát điện các tháng còn lại trong năm theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và cập nhật các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện để tính toán lại giá bán điện bình quân theo công thức quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định này (các thông số khác giữ nguyên không thay đổi) và thực hiện yêu cầu về hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này:
Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân tính toán thấp hơn từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, Tập đoàn EVN có trách nhiệm điều chỉnh giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, EVN có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan để kiểm tra, giám sát.
Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành từ 3% đến dưới 5%, EVN quyết định điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, EVN lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan để kiểm tra, giám sát.
Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành từ 5% đến dưới 10%, Tập đoàn EVN được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá của EVN, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để EVN triển khai thực hiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn EVN có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương.
Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do EVN trình, Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra, rà soát và gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan.
“Trên cơ sở ý kiến góp ý của Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan, Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ,” quyết định nêu rõ.
Trong Quyết định 05/2024/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương hướng dẫn EVN tính toán giá bán điện bình quân theo quy định; Thực hiện việc điều chỉnh giá điện; Chủ trì kiểm tra, giám sát theo quy định.
Ngoài ra, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện Quyết định này với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về giá.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm thực hiện tính toán giá bán điện bình quân theo quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Quyết định này và gửi 01 bộ hồ sơ báo cáo phương án giá bán điện bình quân tới Bộ Công Thương; Thực hiện điều chỉnh giá bán điện bình quân, gửi các báo cáo để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát; Cung cấp các số liệu có liên quan để Tổng cục Thống kê đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá điện đến kinh tế vĩ mô; Gửi Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện theo quy định tại Điều 7 Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực từ 15/5/2024, thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-12-22 15:40:00
EU nâng tần suất kiểm tra sầu riêng Việt Nam lên 20%
-
2024-12-22 07:51:00
Điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô
-
2024-03-26 19:41:00
Cùng hành động, hưởng ứng Giờ Trái đất
Thả 2 tấn cá giống tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản tại lưu vực sông Mã
Thọ Xuân và Thiệu Hóa cần nỗ lực hơn nữa để đạt được mục tiêu trong xây dựng nông thôn mới
Đánh giá hiệu quả mô hình diệt chuột bằng thuốc thế hệ mới trên cây lúa vụ xuân
Ngư Lộc phát triển kinh tế biển
Bản tin tài chính 26/3/2024: SJC tăng trở lại, tái chiếm mốc 80 triệu đồng
VNDirect bị tấn công mạng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra cảnh báo khẩn
Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nhà nông
Đồng hành, bảo vệ khách hàng vay vốn Agribank
Thúc đẩy ngoại giao kinh tế