(Baothanhhoa.vn) - Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao công tác dân vận. Nhờ làm tốt công tác dân vận, xây dựng được “thế trận lòng dân”, Đảng ta đã lãnh đạo Nhân dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Suốt chặng đường 93 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, công tác dân vận của tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào những thắng lợi vẻ vang và sự phát triển lớn mạnh của tỉnh.

Phát huy truyền thống vẻ vang 93 năm, không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng công tác dân vận trong tình hình mới

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao công tác dân vận. Nhờ làm tốt công tác dân vận, xây dựng được “thế trận lòng dân”, Đảng ta đã lãnh đạo Nhân dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Suốt chặng đường 93 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, công tác dân vận của tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào những thắng lợi vẻ vang và sự phát triển lớn mạnh của tỉnh.

Phát huy truyền thống vẻ vang 93 năm, không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng công tác dân vận trong tình hình mớiĐồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh thăm hỏi đời sống bà con thôn Xuân Thành nhân dịp chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng Nhân dân xã Hóa Quỳ (Như Xuân), tháng 11-2022.

Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, từ ngày 14 đến ngày 31-10-1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất đã thông qua Luận cương Chính trị, Điều lệ Đảng và Án nghị quyết về Công nhân vận động, Nông dân vận động, Cộng sản Thanh niên vận động, Quân đội vận động và Hội Phản đế vận động. Đây là những tổ chức tiền thân, đặt nền móng toàn diện và hoàn chỉnh cho công tác dân vận của Đảng và hệ thống chính trị sau này.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo “Dân vận” đăng trên Báo Sự Thật số ra ngày 15-10-1949. Nội dung bài báo được coi là “Cương lĩnh công tác dân vận” của Đảng. Chính vì vậy, vào tháng 10-1999, trên cơ sở đề nghị của Ban Dân vận Trung ương, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã quyết định lấy ngày 15-10 hằng năm là “Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng”.

Trải qua 93 năm, gắn liền với những chặng đường vẻ vang của Đảng, công tác dân vận đã góp phần quan trọng trong vận động, đoàn kết, tập hợp các tầng lớp Nhân dân tạo nên sức mạnh to lớn trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các phong trào cách mạng sôi nổi của quần chúng Nhân dân sau khi Đảng ta được thành lập và lãnh đạo đã để lại nhiều bài học quý báu về phát động quần chúng đấu tranh cách mạng, về nghệ thuật vận động quần chúng khi Đảng biết dựa vào dân, tin ở dân, gắn bó mật thiết, máu thịt với Nhân dân, giác ngộ, tổ chức, tập hợp và lãnh đạo Nhân dân đấu tranh giành chính quyền, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong mọi giai đoạn cách mạng, công tác dân vận luôn là một bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân.

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng của tỉnh, ngay khi mới thành lập ngày 29-7-1930, Đảng bộ tỉnh đã quan tâm chỉ đạo thành lập các tổ chức cách mạng trong quần chúng Nhân dân, như: Công vận, Nông vận, Thanh vận, Phụ vận, Quân đội vận, Mặt trận phản đế... Dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, quân và dân các dân tộc trong tỉnh đã nhất tề đứng lên đấu tranh giành chính quyền, góp phần cùng cả nước làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc.

Phát huy truyền thống vẻ vang 93 năm, không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng công tác dân vận trong tình hình mớiĐồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh và các nhà tài trợ trao tặng nhà Đại đoàn kết cho hộ gia đình chị Lê Thị Nguyện, xã Pù Nhi, Mường Lát. (Ảnh: Phan Nga)

Trong suốt 30 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, bằng niềm tin và sức mạnh của Nhân dân, với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, công tác dân vận của tỉnh đã động viên Nhân dân thi đua sản xuất, nỗ lực chiến đấu, khơi dậy trong mỗi người dân tinh thần dũng cảm, ý chí cách mạng, nhiệt huyết phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc, đoàn kết một lòng chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, cùng với quân và dân cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975.

Bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, công tác dân vận ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả nổi bật. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và cấp ủy các cấp đã ban hành nhiều chủ trương, nhiệm vụ giải pháp công tác dân vận; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả nổi bật, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị đã đề ra. Đặc biệt công tác dân vận của tỉnh đã từng bước đổi mới nội dung, phương thức dân vận sát hợp với tình hình thực tiễn đặt ra; tập trung hướng mạnh về cơ sở, gần dân, luôn giữ vững vai trò “cầu nối” củng cố và xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện trên các lĩnh vực.

Trong quá trình phát triển, Đảng bộ và chính quyền các cấp tỉnh Thanh Hóa luôn xác định công tác vận động quần chúng có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp cách mạng và sự cần thiết có một cơ quan tham mưu về công tác vận động quần chúng. Ngày 26-6-1973, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TU thành lập Ban Dân vận Tỉnh ủy. Sự ra đời của Ban Dân vận có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác vận động quần chúng của Đảng bộ tỉnh, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn. Sau từng thời kỳ sáp nhập, chia tách, sắp xếp tổ chức bộ máy, hiện nay, Ban Dân vận Tỉnh ủy có 3 phòng chuyên môn với 19 cán bộ, công chức, người lao động được đào tạo bài bản, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trong mọi giai đoạn cách mạng, công tác dân vận luôn là một bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân.

Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, Ban Dân vận Tỉnh ủy Thanh Hóa luôn đóng vai trò và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác vận động quần chúng của Đảng bộ tỉnh, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Trong những nhiệm kỳ vừa qua, Ban Dân vận Tỉnh ủy và hệ thống dân vận tỉnh nhà tiếp tục tham mưu với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo và ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, đề án, nhiệm vụ, giải pháp quan trọng về công tác dân vận trên các lĩnh vực, vùng, miền, đối tượng... Đặc biệt, công tác dân vận của tỉnh đã có sự đổi mới theo hướng sát cơ sở, gần dân, giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vụ, việc khiếu nại, tố cáo kéo dài, đông người, không để phát sinh thành điểm nóng, giữ vững ổn định tình hình cơ sở, ổn định môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.

Từ kết quả của các phong trào thi đua, nhất là thi đua “Dân vận khéo”, “Dân vận chính quyền”, ngành dân vận đã góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện trên các lĩnh vực. Chỉ tính riêng 9 tháng năm 2023, kinh tế của tỉnh có bước tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 7,73%. Toàn tỉnh có thêm 13 xã đạt chuẩn NTM, 24 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và 104 sản phẩm được xếp hạng OCOP cấp tỉnh. Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 28.728 tỷ đồng, bằng 81% dự toán. Huy động vốn đầu tư phát triển ước đạt 103.190 tỷ đồng, bằng 73,7% kế hoạch, tăng 0,9% so với cùng kỳ... Văn hóa - xã hội tiếp tục có chuyển biến tiến bộ; giáo dục mũi nhọn đạt kết quả tích cực; an sinh xã hội được bảo đảm; nhiều hộ gia đình nghèo nhiều năm sinh sống trên sông, ở khu vực có nguy cơ cao bị lũ ống, lũ quét, sạt lở đất được hỗ trợ xây dựng nhà ở nơi an toàn; đời sống Nhân dân ổn định. Các chỉ số về cải cách hành chính của tỉnh (PAPI, SIPAS, PAR INDEX) xếp trong nhóm dẫn đầu cả nước. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đạt kết quả tích cực.

Phát huy truyền thống vẻ vang 93 năm, không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng công tác dân vận trong tình hình mớiDiện mạo xã nông thôn mới kiểu mẫu Đông Thịnh (Đông Sơn).

Với truyền thống và những thành tích đạt được, Ban Dân vận Tỉnh ủy, ngành dân vận tỉnh nhà và các thế hệ cán bộ làm công tác dân vận trong tỉnh vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì; Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc, toàn diện trong phong trào thi đua yêu nước năm 2015, năm 2021; Ban Dân vận Trung ương tặng Cờ đơn vị xuất sắc 5 năm liên tục 2005-2010 và 2010-2015; nhiều tập thể, cá nhân được Thủ tướng Chính phủ, Ban Dân vận Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh khen thưởng.

Có được những thành tích đó, trước hết là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, sự hướng dẫn, chỉ đạo thường xuyên của Ban Dân vận Trung ương, sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, mặt trận, đoàn thể trong tỉnh, các huyện, thị, thành ủy. Đồng thời, là quá trình kế thừa, phát huy truyền thống của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ làm công tác dân vận tỉnh nhà qua các thời kỳ.

Kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng, 50 năm thành lập Ban Dân vận Tỉnh ủy, đánh dấu một mốc trưởng thành và phát triển mới của công tác dân vận của Đảng, của Ban Dân vận Tỉnh ủy và ngành dân vận tỉnh nhà. Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, Ban Dân vận Tỉnh ủy và hệ thống dân vận tỉnh nhà tiếp tục đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác dân vận, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, phấn đấu xây dựng Thanh Hóa sớm trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại, tỉnh kiểu mẫu như sinh thời Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn.

Phạm Thị Thanh Thủy

Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy,

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]