(Baothanhhoa.vn) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt đề cao vai trò của việc xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết. Người nhấn mạnh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”. Đoàn kết là sức mạnh, cũng chính là nhân tố đặc biệt quan trọng, tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước.

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nền tảng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt đề cao vai trò của việc xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết. Người nhấn mạnh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”. Đoàn kết là sức mạnh, cũng chính là nhân tố đặc biệt quan trọng, tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước.

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nền tảng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triểnBảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cũng góp phần vun đắp và khơi dậy tinh thần đoàn kết của Nhân dân. (Ảnh: Lễ hội Lam Kinh năm 2022).

Xuất phát từ ý nghĩa đó, ngày 12-3-2003, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về "Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (gọi tắt là Nghị quyết 23-NQ/TW). Đến nay, Nghị quyết 23-NQ/TW đã tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ, tạo chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân.

Quán triệt Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) và các văn bản chỉ đạo của Trung ương về đại đoàn kết toàn dân tộc, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cấp ủy đảng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân gắn với phát huy dân chủ trong đời sống xã hội, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh các nhiệm kỳ 2005-2010, 2010-2015, 2015-2020, 2020-2025 đều xác định, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành và triển khai nhiều chủ trương, nghị quyết, cơ chế, chính sách về tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Trong đó, trọng tâm là các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, giảm nghèo nhanh và bền vững, nâng cao đời sống Nhân dân, tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Điển hình là việc phát huy vai trò của chính quyền trong thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Theo đó, các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã nâng cao hiệu quả công tác dân vận chính quyền; thực hiện quy chế dân chủ trong quản lý, điều hành; tăng cường tiếp xúc, đối thoại với cử tri và Nhân dân; đẩy mạnh cải cách hành chính; thực hiện nghiêm công tác tiếp công dân và doanh nghiệp. Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, phát triển giáo dục, y tế, thực hiện công tác giảm nghèo. Đến nay, cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” được triển khai tại 100% cơ quan hành chính từ tỉnh đến cơ sở; 100% khu dân cư đã xây dựng quy ước, hương ước...

Trong khối đại đoàn kết, vai trò của Nhân dân là đặc biệt quan trọng. Do đó, quan tâm mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp Nhân dân, nâng cao vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể là một nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện đại đoàn kết toàn dân. Những năm qua, MTTQ và các đoàn thể đã tập trung đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; hướng mạnh về cơ sở để tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vận động và giải quyết các vấn đề phát sinh, nổi cộm, bức xúc, góp phần ổn định tình hình cơ sở, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh. Thực hiện hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của Nhân dân tham gia giám sát cán bộ, đảng viên; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện tiêu cực, tham những, gây phiền hà khi giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp.

Cùng với đó, các cấp ủy đảng cũng tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, nâng cao trách nhiệm công dân, xây dựng sự đồng thuận xã hội. Chủ động nắm chắc tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân; thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, giáo dục truyền thống cách mạng, trách nhiệm công dân, đạo đức xã hội cho cán bộ, đảng viên. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; kịp thời biểu dương, khen thưởng các mô hình, điển hình tiên tiến; duy trì, phát huy hiệu quả các mô hình “dân vận khéo”... Qua đó, đã khơi dậy niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với sự nghiệp phát triển quê hương.

Trong công tác xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, các cấp ủy đảng đã tập trung khắc phục những hạn chế, yếu kém, tạo sự chuyền biến rõ nét về công tác xây dựng Đảng, nhất là công tác chính trị tư tưởng, tổ chức cán bộ và kiểm tra, giám sát; sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định nhằm tăng cường quản lý cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; thực hiện nghiêm trách nhiệm nêu gương; chủ động nhận diện, phòng ngừa, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo hướng rõ nhiệm vụ, thiết thực, hiệu quả. Tăng cường xây dựng mối quan hệ mật thiết với Nhân dân, tạo điều kiện cho Nhân dân tham gia góp ý xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.

Có thể khẳng định, qua quá trình triển khai Nghị quyết số 23-NQ/TW những năm qua, nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân được nâng lên, góp phần tạo sự đồng thuận, thống nhất trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và của tỉnh. Trong đó, kinh tế - xã hội phát triển mạnh, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng cao; các vấn đề xã hội được giải quyết hiệu quả; từng bước thu hẹp sự chênh lệch trong phát triển giữa các vùng, miền, khu vực. Hệ thống chính trị ở cơ sở được củng cố, chất lượng tổ chức cơ sở đảng được nâng lên; quy chế dân chủ ở cơ sở và phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” được triển khai sâu rộng và đạt kết quả tích cực... Từ đó, khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được mở rộng, huy động được sức mạnh của các tầng lớp Nhân dân tham gia xây dựng và phát triển quê hương.

Đặc biệt, việc triển khai Nghị quyết số 23-NQ/TW đã cho thấy, quá trình thực hiện chủ trương, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc phải gắn với chăm lo lợi ích của Nhân dân, giải quyết hài hòa, gắn lợi ích với nghĩa vụ của người dân; khơi dậy và phát huy mạnh mẽ nguồn lực của Nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở. Đồng thời, các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị cần nâng cao tinh thần cảnh giác, sự nhạy bén trong nhận diện và kiên quyết đấu tranh với các luận điệu sai trái, thù địch, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ngay từ địa bàn dân cư. Cùng với đó, cần có cơ chế, chính sách phù hợp phát huy vai trò của các giai cấp, tầng lớp, thành phần xã hội; củng cố vững chắc liên minh công - nông - trí; thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, tạo sự đồng thuận trong xã hội, vì mục tiêu xây dựng quê hương phát triển bền vững, giàu đẹp, văn minh.

Bài và ảnh: Khôi Nguyên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]