(Baothanhhoa.vn) - Một trưởng công an phường và một phó chủ tịch UBND xã sau khi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, dù có cách phản ứng khác nhau, nhưng cuối cùng đều có cái kết giống nhau, đó là phải nhận án kỷ luật.

Nhìn từ hai mặt của sự vi phạm

Một trưởng công an phường và một phó chủ tịch UBND xã sau khi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, dù có cách phản ứng khác nhau, nhưng cuối cùng đều có cái kết giống nhau, đó là phải nhận án kỷ luật.

Người đàn ông mặc áo trắng (khoanh đỏ) có hành vi thiếu chuẩn mực trong clip được xác định là Trung tá Nguyễn Thành Nam - Trưởng Công an phường Bãi Cháy (Ảnh nguồn: Internet)

Cụ thể, sau khi xảy ra va chạm giao thông giữa hai xe ô tô, Trưởng Công an phường Bãi Cháy (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) Nguyễn Thành Nam đã “nói chuyện” với đối phương bằng “ngôn ngữ hình thể” cùng lời lẽ quá mức. Vị cán bộ này còn xưng mình là trưởng công an phường. Việc làm này bị người dân quay lại, đưa lên mạng xã hội. Sau quá trình điều tra, xác minh, mới đây vị trưởng công an phường này đã bị kỷ luật cách chức.

Vị cán bộ còn lại là ông Nguyễn Minh Khuôi, Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau thì lại rất nhẹ nhàng, khôn ngoan. Sau khi bị lực lượng chức năng phát hiện vi phạm nồng độ cồn trong khi điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ, lại không có giấy phép lái xe, vị cán bộ này đã rất thành khẩn, chấp hành nộp phạt 6 triệu đồng. Thay cho việc xưng tên, xưng chức vụ hòng gây áp lực với lực lượng chức năng, vị cán bộ này đã khai với một tên khác là Nguyễn Văn Khuôi làm nghề lao động tự do, để không gây ảnh hưởng đến vị trí công tác của bản thân. Tuy nhiên, sau khi xác minh, Phòng Cảnh sát giao thông đã xác định được tên và chức vụ mà vị cán bộ này đang giữ. Sau đó chi bộ nơi ông Khuôi sinh hoạt đã họp, kiểm điểm ông bằng hình thức khiển trách.

Qua hai vụ việc tiếp tục phơi bày những vấn đề không hay liên quan đến phẩm chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay. Một người sau khi vi phạm, dù biết mình giữ chức vụ trong cơ quan bảo vệ pháp luật, nhưng đã sẵn sàng giở thói côn đồ, dùng chân tay để ứng xử, còn lấy cả vị trí công tác của mình ra nhằm uy hiếp đối phương. Đó có thể xem là biểu hiện của thói cường quyền tàn tích xưa cũ, mà mỗi cán bộ, đảng viên đều phải tránh xa. Người còn lại thì sau khi biết mình vi phạm đã rất nhanh chóng giấu nhẹm bằng cách biến báo trong lời khai, nhưng rồi cuối cùng vẫn bị phát giác. Sự gian dối ấy cũng chính là một biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”... Thử hỏi rằng, nếu như không có tai mắt Nhân dân, không có những kênh giám sát xã hội và các công cụ hỗ trợ lực lượng chức năng, thì những cán bộ vi phạm này sẽ như thế nào? Rất có thể tính chất, mức độ vi phạm ở những lần sau sẽ còn nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Công tác bồi dưỡng, giáo dục chính trị, đạo đức cho cán bộ, đảng viên luôn được Đảng ta quan tâm bằng việc ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết. Cùng với đó nhiều quy định về lễ tiết, tác phong trong lực lượng vũ trang, lề lối, thái độ làm việc, ứng xử với Nhân dân dành cho cán bộ, công chức cũng được ban hành. Thế nhưng sự vi phạm vẫn xảy ra, qua đó cho thấy công tác quản lý, giáo dục cán bộ vẫn còn những khoảng trống. Việc vi phạm của hai cán bộ trên là bài học để các cơ quan quản lý cán bộ tăng cường hơn trách nhiệm quản lý và đó cũng là tấm gương soi chiếu để mỗi người nhìn vào để tự điều chỉnh bản thân.

Hạnh Nhiên


Hạnh Nhiên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]