(Baothanhhoa.vn) - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được lấy ý kiến sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Báo Thanh Hóa tiếp tục giới thiệu cùng bạn đọc một số ý kiến đóng góp của cán bộ và Nhân dân trong tỉnh.

Đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Điều chỉnh hợp lý thời điểm tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được lấy ý kiến sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Báo Thanh Hóa tiếp tục giới thiệu cùng bạn đọc một số ý kiến đóng góp của cán bộ và Nhân dân trong tỉnh.

Đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Điều chỉnh hợp lý thời điểm tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Ông Đinh Ngọc Bình, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường An Hưng, TP Thanh Hóa: Điều chỉnh lại quy định về thời điểm tính thu tiền SDĐ, tiền thuê đất

Đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Điều chỉnh hợp lý thời điểm tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Tại khoản 3 Điều 150 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định “Thời điểm tính thu tiền SDĐ, tiền thuê đất là thời điểm Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ, công nhận kết quả trúng đấu giá QSDĐ, quyết định công nhận QSDĐ, gia hạn SDĐ, chuyển hình thức SDĐ, điều chỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất”.

Theo quan điểm của tôi, thời điểm tính thu tiền SDĐ, tiền thuê đất ở trên là chưa phù hợp, bởi vì khi có kết quả trúng thầu, nhà đầu tư có thể phải đợi rất lâu để giải phóng mặt bằng và được giao đất sạch để thực hiện dự án. Vì vậy, đề nghị điều chỉnh lại quy định trên theo hướng “Thời điểm tính thu tiền SDĐ, tiền thuê đất là thời điểm Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ, công nhận QSDĐ”.

Đối với quy định về Nghĩa vụ chung của người SDĐ, tại khoản 1 Điều 31 của Dự thảo có nêu: "SDĐđúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan".

Tôi cho rằng phải làm rõ sử dụng độ sâu trong lòng đất được quy định ở văn bản nào, vì trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) không có và nhiều văn bản pháp luật khác không có quy định. Nên có quy định cụ thể trong Dự thảo Luật bởi đây là vấn đề liên quan đến các quyền về SDĐ để xây dựng công trình ngầm trong lòng đất.

Ông Đỗ Văn Chiến, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Như Xuân: Xem xét, điều chỉnh điều kiện chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp

Đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Điều chỉnh hợp lý thời điểm tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Tại khoản 37 Điều 3 của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định: “Nhà nước công nhận QSDĐ là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu cho người đang sử dụng đất ổn định đối với thửa đất xác định theo quy định của Luật này”.

Tuy nhiên theo khoản 3 Điều 150 thì căn cứ, thời điểm tính tiền SDĐ, tiền thuê đất được xác định: “Thời điểm tính thu tiền SDĐ, tiền thuê đất là thời điểm Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ, công nhận kết quả trúng đấu giá QSDĐ, quyết định công nhận QSDĐ, gia hạn SDĐ, chuyển hình thức SDĐ, điều chỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất”.

Do vậy đề nghị dự thảo Luật cần làm rõ việc “Nhà nước công nhận QSDĐ” phải thực hiện ban hành Quyết định công nhận QSDĐ nhằm đảm bảo sự đồng nhất, phù hợp giữa khoản 37 Điều 3 và khoản 3 Điều 150 của Dự thảo.

Tại Điều 51 của Dự thảo Luật quy định điều kiện chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp: “Cá nhân SDĐ nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho QSDĐ hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn hoặc xã, phường, thị trấn giáp ranh trong cùng một huyện cho cá nhân khác để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi QSDĐ và lệ phí trước bạ.”

Tôi đề nghị cần xem xét, điều chỉnh lại quy định này, bởi vì nội dung này sẽ làm hạn chế nhu cầu SDĐ thực tế của những người là người ngoài địa phương có nhu cầu, khả năng đầu tư khai thác quỹ đất, nhất là người có nhu cầu tích tụ ruộng đất để thực hiện các loại hình sản xuất có quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Quy định này gây ra nguy cơ có khả năng hoang hóa, bỏ hoang đất do cơ cấu dịch chuyển nhóm lao động từ lao động nông lâm nghiệp sang hoạt động công nghiệp và dịch vụ như hiện nay.

Ngân Hà và Việt Hương (ghi)


Ngân Hà và Việt Hương (ghi)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]