(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật, những thuật ngữ như “chuyển đổi số”, “sàn thương mại điện tử” hay ứng dụng “công nghệ 4.0” trong sản xuất nông nghiệp không còn xa lạ. Trên địa bàn tỉnh, những năm gần đây có một số ông chủ trẻ, am hiểu công nghệ đã tiên phong mở lối đi này và bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, tạo động lực, sức lan tỏa lớn cho nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp.

Những người tiên phong thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật, những thuật ngữ như “chuyển đổi số”, “sàn thương mại điện tử” hay ứng dụng “công nghệ 4.0” trong sản xuất nông nghiệp không còn xa lạ. Trên địa bàn tỉnh, những năm gần đây có một số ông chủ trẻ, am hiểu công nghệ đã tiên phong mở lối đi này và bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, tạo động lực, sức lan tỏa lớn cho nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp.

Những người tiên phong thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số vào quá trình sản xuất của Công ty CP Ứng dụng và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Điền Trạch, xã Thọ Lâm (Thọ Xuân).

Thọ Lâm được xem là xã đứng đầu của huyện Thọ Xuân về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tại đây có những khu nhà lưới, hiện đại của Công ty CP Ứng dụng và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Điền Trạch và được đánh giá hiện đại bậc nhất trên địa bàn huyện; đồng thời là mô hình điển hình ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất.

Trò chuyện với Đỗ Văn Tùng, giám đốc công ty về những yếu tố khiến anh quyết định đầu tư vào lĩnh vực được xem là mang tính đột phá này được biết: Anh và các cộng sự bắt đầu triển khai thực hiện mô hình từ cuối năm 2019, đầu năm 2020. Thời điểm này, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp còn khá mới, nhiều ông chủ đầu tư vào nông nghiệp mới chỉ nghe đến thuật ngữ chuyển đổi số, công nghệ 4.0 chứ ít người tiếp cận được với quy trình, ứng dụng này. Thế nhưng, với việc nhận thấy tiềm năng và xu thế phát triển của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, cùng với kiến thức vững chắc của các cộng sự là kỹ sư nông nghiệp, anh Tùng đã mạnh dạn đầu tư thực hiện.

Anh Tùng chia sẻ: Đưa chuyển đổi số vào quá trình sản xuất, công ty đã ứng dụng van điện từ trong công nghệ tưới. Tức là đưa mạng lưới thiết bị kết nối Internet vào quá trình điều khiển tưới. Thông qua các cảm biến mà hệ thống ứng dụng van điện từ trong công nghệ tưới tự phân tích, đưa ra quyết định theo những lập trình được cài đặt, qua đó giúp người sử dụng có thể quản lý và vận hành theo mong muốn thông qua các thiết bị, như: điện thoại thông minh, máy tính có kết nối Internet. Mô hình sử dụng hệ thống cảm biến độ ẩm có độ chính xác cao để thu nhập dữ liệu trong đất và truyền sóng thông qua bộ thu phát dữ liệu. Thiết bị cảm biến độ ẩm đất, thu phát dữ liệu được tích hợp bộ năng lượng mặt trời để cấp nguồn nên sử dụng rất linh hoạt không phụ thuộc vào khoảng cách và dễ dàng cho việc phát triển trên diện tích lớn. Dữ liệu độ ẩm do bộ cảm biến thu thập sẽ quyết định thời điểm tưới, lượng nước tưới. Khi được tích hợp, theo cài đặt ban đầu, bộ điều khiển trung tâm sẽ phân tích dữ liệu thu thập được từ cảm biến và tự động khởi động máy bơm cấp nước tưới khi độ ẩm đất đến ngưỡng cần tưới. Trong quá trình vận hành, dữ liệu độ ẩm tiếp tục được thu thập và xử lý đến khi đất đạt ngưỡng độ ẩm cài đặt thì hệ thống sẽ tự động dừng tưới. Việc vận hành hệ thống rất linh hoạt do có thể hoạt động theo chế độ tự động, chế độ bán tự động hoặc chế độ thủ công. Phần mềm vận hành sẽ hiển thị các dữ liệu về độ ẩm mà các cảm biến độ ẩm gửi về, dữ liệu độ ẩm thu thập và dữ liệu làm việc của hệ thống được lưu lại trong bộ nhớ, nên toàn bộ quá trình điều khiển, vận hành được giám sát. Đồng thời, cho phép người dùng điều khiển trực tiếp hệ thống tưới trên màn hình điện thoại thông minh, máy tính chạy trên nền tảng IOS và Android.

Do quá trình sản xuất đã được số hóa, nên sản phẩm khi thu hoạch đều cả về kích thước, trọng lượng và chất lượng. Đây trở thành điểm cộng tuyệt đối về tiêu chuẩn giúp các sản phẩm của công ty tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Việc đưa chuyển đổi số vào sản xuất giúp anh Tùng giảm tới 90% chi phí sử dụng nhân công, năng suất luôn đạt cao hơn từ 15 đến 20% so với những mô hình sản xuất theo hướng công nghệ cao thông thường trên địa bàn.

Được biết, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, mô hình đang được công ty nhân rộng và từ 15.000m2 ban đầu, đến nay đã mở rộng lên 36.000m2. Để tiếp tục thực hiện chuyển đổi số, công ty đang đấu mối với các đơn vị chuyển đổi số để áp dụng các phần mềm quản lý sản xuất, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ. Mới đây, HTX nông nghiệp công nghệ cao Điền Trạch của công ty đã trở thành đơn vị được lựa chọn thực hiện thí điểm Dự án “V-Chain - một nền tảng phát triển và triển khai ứng dụng phi tập trung dựa trên công nghệ Blockchain” do Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) tài trợ. Công ty cũng đang phấn đấu để sản phẩm dưa vàng Điền Trạch được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao trong năm 2022.

Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2018, Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới đã xác định rõ cho mình hướng đi là sản xuất theo hướng công nghệ cao. Vì vậy, các khu sản xuất của công ty đều được ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại, bắt kịp với xu hướng của các nước phát triển trên thế giới. Ông Trần Văn Tân, Giám đốc Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới, cho biết: Thời điểm công ty bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, anh đã cho triển khai thực hiện mô hình trồng rau thủy canh trong nhà lưới. Với hơn 4 năm đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, anh Tân đã không ngừng cập nhật, tiếp cận và ứng dụng những phương thức, công nghệ tiên tiến trên thế giới vào sản xuất. Theo đó, công ty chủ động ứng dụng các phần mềm, mua công nghệ tiên tiến của Nhật Bản về áp dụng vào sản xuất, nhờ đó giảm thiểu những bất lợi từ thời tiết, sâu bệnh... Việc bón phân, tưới nước cho cây trồng cũng được tự động hóa. Thiết bị cảm ứng nhiệt sẽ tự động điều chỉnh, điều hòa chế độ tưới để đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển ổn định nhất. Nhờ được chăm sóc theo quy trình khắt khe, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp của công ty đạt sản phẩm OCOP 4 sao, được bán trực tiếp vào các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị lớn trong và ngoài tỉnh.

Với những ông chủ trẻ, ham học hỏi, am hiểu công nghệ, luôn cập nhật, mạnh dạn ứng dụng những công nghệ mới vào sản xuất, tin rằng việc ứng dụng công nghệ số hóa vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh sẽ bắt nhịp được với xu hướng phát triển nông nghiệp hiện đại, tạo ra bước đột phá mới trong sản xuất.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]