(Baothanhhoa.vn) - Hơn 32 ha lúa xuân của người dân thôn Đông Thành, xã Hợp Lý (Triệu Sơn) đang bắt đầu chín rộ, lúa nặng trĩu bông, bỗng chốc mưa lớn ùa về nhấn chìm trong biển nước, chứng kiến cảnh này người nông dân chỉ biết bất lực không thể cứu vãn.

Nguy cơ mất trắng hàng chục ha lúa xuân do ngập sâu trong biển nước

Hơn 32 ha lúa xuân của người dân thôn Đông Thành, xã Hợp Lý (Triệu Sơn) đang bắt đầu chín rộ, lúa nặng trĩu bông, bỗng chốc mưa lớn ùa về nhấn chìm trong biển nước, chứng kiến cảnh này người nông dân chỉ biết bất lực không thể cứu vãn.

Nguy cơ mất trắng hàng chục ha lúa xuân do ngập sâu trong biển nước

Do thời tiết trong các ngày 9 và 10-5 vừa qua có mưa lớn, nước từ thượng nguồn đổ về đã gây ngập lụt 37 ha lúa của thôn, trong đó có 32 ha thuộc các khu vực đồng thấp, sâu trũng bị ngập hoàn toàn.

Video: Hàng chục ha lúa xuân của thôn Đông Thành ngập sâu trong biển nước.

Những ngày qua, người dân thôn Đông Thành, xã Hợp Lý loay hoay tìm cách “cứu lúa” nhưng lực bất tòng tâm. Nhìn cánh đồng lúa mênh mông ngập sâu trong dòng nước đục, nông dân Lê Viết Lợi xót xa, cho biết: “Vụ lúa xuân năm nay, giá vật tư đầu vào cái gì cũng tăng cao, thế nhưng đùng một cái lúa gần thu hoạch đã bị ngập sâu trong nước. Công sức, chi phí gia đình bỏ ra nhiều nên nếu bỏ luôn thì tiếc, nhưng chờ 4 đến 5 hôm nữa nước mới rút hết, có thu hoạch về lúa cũng bị hư hỏng, chưa chắc ngan, gà đã ăn. Công chăm sóc 4 tháng mới đến thời điểm thu hoạch nhưng mưa lớn khiến người dân trở tay không kịp, vụ lúa năm nay coi như mất trắng”.

Nguy cơ mất trắng hàng chục ha lúa xuân do ngập sâu trong biển nước

Đến sáng 14-5, cánh đồng lúa của người dân thôn Đông Thành vẫn chìm sâu trong biển nước.

Đứng nhìn cánh đồng lúa của người dân trong thôn ngâm nước và bắt đầu bị hư hại, mọc mầm và thối rữa trong nước, ông Lê Viết Trường, trưởng thôn Đông Thành, không khỏi xót xa: Do thời tiết trong các ngày 9 và 10-5 vừa qua có mưa lớn, nước từ thượng nguồn đổ về đã gây ngập lụt 37 ha lúa của thôn, trong đó có 32 ha thuộc các khu vực đồng thấp, sâu trũng bị ngập hoàn toàn. Phần lớn diện tích lúa đang chắc xanh, có thửa bắt đầu chín rộ và dự kiến năng suất đạt 8 tấn/ha. Nguyên nhân một phần do mưa và do Trạm bơm tiêu Xuân Thọ bơm ra cùng với sông nhà Lê bị ách tắc nên chảy không kịp. Nếu trời không mưa thì khoảng tuần nữa nước mới rút, khi đó lúa đã thối rữa hết trong nước.

Nguy cơ mất trắng hàng chục ha lúa xuân do ngập sâu trong biển nước

Thỉnh thoảng thấy mập mờ một vài đám lúa nhô lên.

Đến sáng 14-5, cánh đồng lúa của người dân thôn Đông Thành vẫn chìm sâu trong biển nước. Nhìn từ xa, vẫn thấy mấp mô từng đám lúa nửa nổi, nửa chìm trong nước. Nhiều hộ dân đã dồn điền, đổi thửa về đây gieo cấy nên có diện tích lúa bị thiệt hại lớn, như các hộ ông: Trần Văn Đỉnh 10 sào; Phạm Khắc Nam 8 sào; Nguyễn Ngọc Minh 14 sào... Đặc biệt, hộ ông Trần Văn Tú đấu thầu khu ruộng trũng và gieo cấy 10 ha lúa cũng bị ngập nặng.

Nguy cơ mất trắng hàng chục ha lúa xuân do ngập sâu trong biển nước

Ông Trần Nho Luân chỉ tay về cánh đồng lúa đang ngập sâu trong nước.

Nguy cơ mất trắng hàng chục ha lúa xuân do ngập sâu trong biển nước

Lúa ngập sâu khiến người dân bất lực cứu lúa.

Nguy cơ mất trắng hàng chục ha lúa xuân do ngập sâu trong biển nước

Phần lớn diện tích lúa đang chắc xanh, có thửa bắt đầu chín rộ đến kỳ thu hoạch.

Theo người dân thôn Đông Thành, vụ xuân 2023 được cán bộ thôn, cán bộ khuyến nông xã tuyên truyền, vận động và yêu cầu bà con gieo cấy đúng lịch thời vụ như kế hoạch sản xuất vụ xuân đã đề ra. Vì vậy, người dân trong thôn gieo cấy theo lịch thời vụ trà xuân sớm vào thời điểm 20-12 chậm hơn so với mọi năm nửa tháng. Nếu thời tiết thuận lợi, được mùa thì thời điểm này cánh đồng lúa của thôn bắt đầu thu hoạch. Nay nhìn cánh đồng mênh mông nước, chẳng thấy lúa đâu, bà con ai cũng rớt nước mắt vì lúa có thu về cũng chỉ để phục vụ chăn nuôi. Cũng theo người dân thôn Đông Thành, cánh đồng lúa nằm ở vùng trũng, năm nào cũng đối mặt với nguy cơ ngập lụt nên không thể theo lịch nông vụ chung. Theo ông Trần Nho Luân, kinh nghiệm của người dân trong thôn thường cấy sớm hơn so với lịch thời vụ sản xuất của ngành nông nghiệp để thu hoạch sớm trước khi vào đầu mùa mưa. Thông thường các hộ gieo cấy từ đầu tháng chạp (tức tháng 12 âm lịch), căn đến khoảng giữa tháng 4 dương lịch năm sau thu hoạch thì tránh được các đợt mưa lũ sớm gây thiệt hại. Đây là cách làm đã được người dân nhiều đời thực hiện, đã trở thành kinh nghiệm. Vùng trũng đặc thù với những cánh đồng khó tiêu nước, nếu cứ theo lịch nông vụ chung toàn tỉnh thì cũng không hợp lý.

Nguy cơ mất trắng hàng chục ha lúa xuân do ngập sâu trong biển nước

Do ngâm trong nước 5 ngày qua lúa đã bắt đầu úng.

Nguy cơ mất trắng hàng chục ha lúa xuân do ngập sâu trong biển nước

Theo ông Lê Viết Trường, trưởng thôn Đông Thành, nếu trời không mưa thì khoảng tuần nữa nước mới rút, khi đó lúa đã thối rữa hết trong nước, ngu cơ mất trắng vụ lúa xuân là rất cao.

Hiện UBND xã Hợp Lý đang rà soát, thống kê diện tích, mức độ thiệt hại, hướng dẫn người dân thu hoạch những phần diện tích lúa chưa bị hư hỏng, báo cáo UBND huyện để có biện pháp giải quyết khó khăn cho người dân bị ảnh hưởng. Ông Phạm Đình Nam, Chủ tịch UBND xã Hợp Lý, cho biết: Đặc thù diện tích lúa của thôn Đông Thành nằm ở vùng trũng thấp, khi có mưa lớn thì nước ở các xã thuộc huyện Như Thanh và xã lân cận đổ về nên năm nào cũng ngập lụt. Để khắc phục ngập lụt ở đây, chỉ có cách xây dựng tuyến đê hơn 10 km từ các xã Thọ Tiến, Thọ Sơn qua xã Hợp Lý và trạm bơm tiêu cho vùng này khi lũ về. Ông Nam cũng mong muốn ngành nông nghiệp sớm nghiên cứu, định hướng cho các xã có diện tích thường xuyên bị ngập lụt thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy lịch gieo trồng sớm hơn so với lịch thời vụ gieo trồng đại trà để tránh mưa lũ gây ngập úng cho cây trồng.

Nhóm PV Kinh tế


Nhóm PV Kinh tế

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]