(Baothanhhoa.vn) - Phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” trong công nhân, viên chức, lao động những năm qua được phát động rộng rãi và mang lại hiệu quả thiết thực. Chị Đỗ Thị Hồng, chuyên viên Phòng Phân tích và Thí nghiệm, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa là một lao động điển hình, luôn đi đầu trong sáng tạo, luôn có những ý tưởng sáng tạo và tham mưu táo bạo giúp đơn vị tiết kiệm hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Chị Đỗ Thị Hồng đam mê sáng tạo

Phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” trong công nhân, viên chức, lao động những năm qua được phát động rộng rãi và mang lại hiệu quả thiết thực. Chị Đỗ Thị Hồng, chuyên viên Phòng Phân tích và Thí nghiệm, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa là một lao động điển hình, luôn đi đầu trong sáng tạo, luôn có những ý tưởng sáng tạo và tham mưu táo bạo giúp đơn vị tiết kiệm hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Chị Đỗ Thị Hồng đam mê sáng tạoChị Đỗ Thị Hồng kiểm tra quá trình phát triển của nấm đông trùng hạ thảo.

Năm 2009, tốt nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp 1 (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) chuyên ngành công nghệ sinh học, chị Đỗ Thị Hồng về công tác tại Phòng Phân tích và Thí nghiệm, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa với nhiệm vụ chính là nghiên cứu các sản phẩm nấm ăn, nấm dược liệu... Chị Hồng đã say mê với nông nghiệp từ khi còn ngồi trên ghế trường phổ thông và luôn khát khao đưa công nghệ vào nông nghiệp. Trong lần tìm đọc tài liệu về nấm linh chi, chị tình cờ biết đến đông trùng hạ thảo (ĐTHT). Với niềm đam mê nông nghiệp sạch, chị Hồng tìm hiểu thông tin qua sách báo, mạng Internet nhận thấy mô hình nuôi ĐTHT mang lại hiệu quả kinh tế cao mà lại tốt cho sức khỏe.

Chị Hồng cho biết: Qua tìm hiểu, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có một số đơn vị sản xuất và chế biến nấm ĐTHT, nhưng quy mô còn nhỏ, lẻ, các quy trình không hoàn toàn hữu cơ nên chất lượng chưa được đảm bảo cũng như chưa chủ động được nguồn giống. Phần lớn sản phẩm ĐTHT trên thị trường nước ta nói chung và ở Thanh Hóa nói riêng có nguồn gốc không rõ ràng, giá bán rất cao so với thu nhập của người dân, chất lượng nấm chưa được kiểm soát chặt, dẫn đến tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng.

ĐTHT là loại dược liệu quý, hiệu quả kinh tế cao nhưng rất khó nuôi trồng. Vì vậy, chị Hồng phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức, tìm hiểu, tích lũy kiến thức từ sách vở lẫn thực tế kinh nghiệm tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Trải qua 2 năm miệt mài nghiên cứu với sự tư vấn hỗ trợ chuyên môn từ những chuyên gia khoa học hàng đầu Việt Nam, chị đã nghiên cứu thành công sáng kiến “Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm nấm Cordyceps militaris L.ex Fr. (ĐTHT) hữu cơ tại tỉnh Thanh Hóa”.

Giải pháp mới của chị Đỗ Thị Hồng là sản xuất giống và nuôi thương phẩm nấm ĐTHT từ nguyên vật liệu hoàn toàn là các sản phẩm hữu cơ tự nhiên có nguồn gốc trong nước, được kiểm soát nguồn gốc rõ ràng (gạo lứt, nhộng tằm, khoai tây, giá đỗ, đậu tương, nước khoáng, nước dừa...) và áp dụng công nghệ ứng dụng; công nghệ nhân giống; công nghệ nuôi trồng quả thể và công nghệ sấy đã tạo ra sản phẩm nấm có giá trị dược học cao nhưng giá thành thấp, mang lại sức khỏe tốt cho cộng đồng người tiêu dùng. Đến nay trung bình mỗi năm Viện Nông nghiệp Thanh Hóa sản xuất được 20.000 hộp mang lại doanh thu khoảng 3 tỷ đồng. Ngoài các sản phẩm ĐTHT tươi và khô, đến nay viện còn sản xuất sản phẩm rượu ĐTHT mang thương hiệu Viện Nông nghiệp Thanh Hóa. Trong thời gian tới, viện mở rộng thêm quy mô sản xuất và cho ra thêm nhiều sản phẩm từ ĐTHT nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng.

Với những nỗ lực và lòng nhiệt tình trong công việc, sự tâm huyết với các ý tưởng sáng tạo, chị Đỗ Thị Hồng đã giành được nhiều thành tích xuất sắc, được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo.

Bài và ảnh: Thanh Huê



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]