Lồng ghép các chương trình để từng bước hoàn thiện tiêu chí NTM
Thuộc huyện nghèo chưa có nhiều tiềm lực kinh tế, nhưng Cẩm Thủy đã hoàn thiện từng bước các tiêu chí nhờ lồng ghép các chương trình, dự án. Đáng nói, chỉ tiêu khó nhất và cũng là “điểm nghẽn” lớn nhất ở các huyện miền núi là vấn đề hệ thống nước sạch tập trung nhưng đã được huyện khơi thông.
Cơ sở sản xuất ván ép từ gỗ keo trên địa bàn huyện Cẩm Thủy.
Những ngày cuối năm Quý Mão 2023, hệ thống hạ tầng đường nước, các trạm tăng áp và nhà máy nước ở các xã Cẩm Ngọc, Cẩm Châu và Cẩm Phú đã đi vào vận hành. Đây được coi là nỗ lực có tính đột phá của huyện và các xã trong việc tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ và xã hội hóa để thực hiện. Theo ông Lê Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Châu: “Trong lộ trình về đích NTM năm 2023 nên khi có nguồn vốn Trung ương hỗ trợ, xã quyết tâm đối ứng bằng nhiều nguồn hợp pháp để hoàn thành công trình nước sạch gần 9 tỷ đồng. Nếu để xã “tự lực cánh sinh” và không có sự nỗ lực đối ứng, chưa biết khi nào xã mới có hệ thống nước sạch để về đích NTM”.
Cùng với hệ thống nước sạch tập trung tại các xã Cẩm Tâm, Cẩm Vân, Cẩm Tú được đưa vào sử dụng trước đó, đã đưa tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh toàn huyện lên 98%. Cũng nằm trong tiêu chí thứ 17 là “Môi trường”, từ đầu năm 2023, sau khi có cơ chế hỗ trợ từ nguồn vốn Trung ương và tỉnh, huyện đã triển khai xây dựng các bãi tập kết rác thải tập trung ở các xã Cẩm Thạch, Cẩm Bình.
Hiệu quả nhất trong XDNTM ở huyện Cẩm Thủy là thực hiện các nội dung thành phần theo Quyết định số 263/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM giai đoạn 2021-2025. Về nội dung phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, năm 2023, toàn huyện đã xây dựng hơn 19 km đường giao thông nông thôn, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thủy lợi và phòng chống thiên tai với gần 6 km kênh mương nội đồng, xây dựng và nâng cấp 5 hồ đập. Tranh thủ các nguồn vốn, huyện đầu tư xây dựng 51 phòng học, 9 nhà văn hóa; nâng cấp, sửa chữa 7 nhà văn hóa thôn. Ngoài đưa vào sử dụng chợ Cẩm Phú theo tiêu chí NTM, huyện còn cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện, khởi công xây dựng mới 3 trạm y tế xã Cẩm Tú, Cẩm Long và Cẩm Giang.
Với nội dung cơ cấu lại và phát triển ngành nông nghiệp, huyện lồng ghép với thực hiện tiêu chí “Sản xuất” trong XDNTM. Đến nay, toàn huyện có 21 HTX nông nghiệp đang hoạt động hiệu quả. Chương trình OCOP trên địa bàn tiếp tục được triển khai hiệu quả, huyện hỗ trợ để các chủ thể tham gia các gian hàng trưng bày và bán sản phẩm OCOP tại Sầm Sơn, Lễ hội Phủ Trịnh (Vĩnh Lộc), Hội nghị kết nối cung - cầu sản phẩm nông sản thực phẩm tỉnh Thanh Hóa năm 2023... Trong năm, huyện có 4 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao, lũy kế đến nay trên địa bàn huyện có 11 sản phẩm OCOP được chứng nhận 3 sao.
Hai Chương trình Mục tiêu quốc gia là “Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025” và “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” được huyện lồng ghép với Chương trình XDNTM. Hiện nay trên địa bàn huyện không có nhà tạm, dột nát, đảm bảo 100% số xã đạt tiêu chí số 9 về “Nhà ở dân cư”. Cùng với đó, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với XDNTM, phong trào xây dựng “xã đạt chuẩn văn hóa NTM” tiếp tục được triển khai và thực sự phát huy tiềm năng, huy động sức mạnh tổng hợp của người dân xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp; khơi dậy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tạo nên mối quan hệ gắn bó cộng đồng ở các khu dân cư. Nội dung nâng cao chất lượng môi trường; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền thống của nông thôn cũng được huyện chú trọng, có nhiều chuyển biến trên thực tế.
Trong năm qua, huyện Cẩm Thủy được ngân sách Trung ương hỗ trợ theo các chương trình, dự án gần 46,7 tỷ đồng, gồm: Vốn đầu tư phát triển hơn 34,7 tỷ đồng, vốn sự nghiệp gần 12 tỷ đồng. Ngân sách địa phương cũng phân bổ gần 81,5 tỷ đồng. Còn lại là vốn lồng ghép, vốn doanh nghiệp và Nhân dân đóng góp gần 24 tỷ đồng. Ngoài triển khai chương trình theo các quy định và hướng dẫn của Trung ương và tỉnh, huyện Cẩm Thủy cũng có một số cơ chế khuyến khích riêng. Năm 2023, ngân sách huyện bố trí thưởng cho các xã, thôn đạt chuẩn NTM 2,24 tỷ đồng. Trong đó xã Cẩm Tâm đạt chuẩn NTM năm 2022 là 1 tỷ đồng; xã Cẩm Tú đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2022 là 1 tỷ đồng; 2 thôn đạt chuẩn NTM và 2 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu cũng được huyện hỗ trợ 240 triệu đồng.
Lũy kế đến nay, toàn huyện có 10 xã đạt chuẩn NTM; bình quân toàn huyện đạt 15,6 tiêu chí/xã. Đáng nói, đến đầu tháng 1/2024, 2 xã Cẩm Châu và Cẩm Phú đã được các sở, ngành, đơn vị liên quan thẩm định đạt chuẩn các tiêu chí, đã gửi hồ sơ chờ hội nghị cấp tỉnh xét công nhận, dự kiến diễn ra trong tháng 1 này. Về tiêu chí huyện NTM, Cẩm Thủy tự đánh đã đạt 5/9 tiêu chí.
Bài và ảnh: Linh Trường
{name} - {time}
-
2024-12-15 13:09:00
Xây dựng nông thôn mới nâng cao ở Thiệu Quang
-
2024-12-13 15:53:00
Thiệu Toán tăng tốc về đích nông thôn mới nâng cao
-
2024-01-09 09:59:00
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Diện mạo mới ở Thiệu Chính
Quảng Trường phát triển sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao
Hoằng Châu nỗ lực “cán đích” nông thôn mới nâng cao
Hà Trung xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với XDNTM
Trường Sơn nâng cao chất lượng tiêu chí NTM kiểu mẫu
Hậu Lộc về đích huyện nông thôn mới
Xã Hà Giang đón nhận Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới
Nhân rộng mô hình “Camera với an ninh trật tự” trong XDNTM
Phát huy nguồn lực xây dựng nông thôn mới nâng cao ở xã Đông Phú