(Baothanhhoa.vn) - Vướng mắc, tồn đọng trong giải ngân vốn đầu tư công là vấn đề không mới nhưng luôn nóng. Để tháo gỡ vướng mắc, năm nay việc lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra thực hiện được triển khai sớm, với quyết tâm cao từ Trung ương đến địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Lên dây cót” cho đầu tư công

Vướng mắc, tồn đọng trong giải ngân vốn đầu tư công là vấn đề không mới nhưng luôn nóng. Để tháo gỡ vướng mắc, năm nay việc lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra thực hiện được triển khai sớm, với quyết tâm cao từ Trung ương đến địa phương.

“Lên dây cót” cho đầu tư công

(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Tại Chỉ thị số 08/CT-TTg, ngày 23-3-2023 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ định hướng chỉ đạo điều hành phải xác định giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thực hiện điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Thủ tướng yêu cầu, phải bám sát, nhận diện và đánh giá đúng tình hình, tăng cường năng lực dự báo, phản ứng chính sách, chú trọng nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án. Chủ động, linh hoạt trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, bảo đảm làm việc nào dứt điểm việc đó, không để kéo dài, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực. Mục tiêu đặt ra là phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước năm 2023 trên 95% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao. Cùng với đó là tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, mới đây UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1158/QĐ-UBND thành lập 5 tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Theo đó, các tổ công tác phải tham mưu giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, đôn đốc và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 do tỉnh quản lý, phấn đấu giải ngân đạt 100% kế hoạch. Đồng thời, làm việc với từng chủ đầu tư, đơn vị có liên quan để nắm bắt tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 của các dự án. Lĩnh vực, địa bàn kiểm tra, đôn đốc là các dự án thuộc lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cùng một số huyện.

Đầu tư công được xác định là nguồn vốn “mồi” có vai trò dẫn dắt, thu hút các nguồn vốn khác. Năm 2022, việc giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn Thanh Hóa không hoàn thành kế hoạch. Những bất cập và nguyên nhân tồn tại đã được “mổ xẻ” tại nhiều hội nghị của tỉnh trong quý I-2023, quyết tâm xốc lại nhiệm vụ cũng đã được “làm nóng” trở lại với việc tỉnh thành lập cùng lúc 5 tổ công tác để tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn. Để đáp ứng yêu cầu, kỳ vọng mà tỉnh đặt ra, đòi hỏi trách nhiệm rất cao từ các tổ công tác và từng thành viên một trong thực hiện nhiệm vụ. Các ngành, đơn vị liên quan cũng phải nghiêm túc thực hiện, tăng cường phối hợp với tổ công tác, tránh lòng vòng làm cản trở tiến độ giải ngân.

Thái Minh


Thái Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]