(Baothanhhoa.vn) - Từ xưa, nghề rèn xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đã nổi tiếng với các tên làng: làng Ngọ, làng Bùi, làng Sơn. Những năm gần đây, nghề rèn đã bắt đầu du nhập vào 2 làng còn lại: Thị Trang và Xuân Hội. Hiện toàn xã có khoảng 1.600 hộ làm nghề rèn, chiếm trên 60% số hộ trong cả xã. Nghề rèn là một trong những nghề đem lại thu nhập cao cho địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Làng nghề gặp khó do ảnh hưởng của dịch COVID-19

Từ xưa, nghề rèn xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đã nổi tiếng với các tên làng: làng Ngọ, làng Bùi, làng Sơn. Những năm gần đây, nghề rèn đã bắt đầu du nhập vào 2 làng còn lại: Thị Trang và Xuân Hội. Hiện toàn xã có khoảng 1.600 hộ làm nghề rèn, chiếm trên 60% số hộ trong cả xã. Nghề rèn là một trong những nghề đem lại thu nhập cao cho địa phương.

Làng nghề gặp khó do ảnh hưởng của dịch COVID-19

Nhiều lao động của các làng nghề ở xứ Thanh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Do nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị hiếu của khách hàng, nên ngoài phục vụ nhu cầu trên địa bàn tỉnh, sản phẩm của làng nghề Tiến Lộc đã vươn ra hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt sang tận các nước: Lào, Campuchia, Thái Lan...

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tình hình dịch COVID-19, thời gian qua, sản xuất của làng nghề gặp khó khăn do sức mua giảm, thị trường tiêu thụ bị chững lại, riêng thị trường xuất khẩu gần như đóng băng. Làng nghề không còn cảnh nhộn nhịp người xe ra vào bốc hàng như trước nữa.

Là một trong những người có thâm niên trong nghề, ông Kiều Văn Viễn, làng nghề Tiến Lộc, xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, bộc bạch: “Thời gian gần đây, trước tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, xe cộ bị hạn chế lưu thông nên nhiều đơn hàng ngoài tỉnh buộc phải dừng lại. Một số tỉnh vẫn lưu thông được hàng hóa thì giá cước xe tăng (vì lái xe phải test nhanh COVID-19), nguyên vật liệu tăng, thậm chí không có nguyên liệu để nhập nên giá thành sản phẩm cũng tăng”.

Theo ông Viễn, nếu như trước đây, giá thành thấp, hàng hóa bán chạy nên số lượng hàng xuất đi nhiều. Thời gian gần đây, giá cả tăng cao, thị trường đầu ra hạn chế nên lượng hàng xuất đi rất ít, họ chỉ nhập hàng đến đâu bán đến đó.

“Hiện chúng tôi chỉ sản xuất cầm chừng bởi giờ có làm cũng không có nơi tiêu thụ, vì vậy thu nhập của người làm nghề giảm đi đáng kể. Trước đây, mỗi ngày xuất đi hàng trăm sản phẩm, giờ chỉ được vài chục sản phẩm/ngày. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người làm nghề. Đó là chưa kể đến những hộ vay ngân hàng để đầu tư sản xuất”, ông Viễn nói.

Nói về vấn đề này, ông Hoàng Trọng Dần, Chủ tịch UBND xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, chia sẻ: “Hiện toàn xã có khoảng 1.600 hộ làm nghề rèn, chiếm trên 60% số hộ trong cả xã. Đây là một trong những nghề đem lại thu nhập cao cho địa phương. Dịch bệnh xảy ra, hoạt động sản xuất, kinh doanh của làng nghề vẫn được duy trì, tuy nhiên số lượng hàng hóa sản xuất ra và tiêu thụ có ảnh hưởng đáng kể. Bởi hàng sản xuất ra không bán được, trong khi giá nguyên vật liệu lại tăng và ngày càng khan hiếm.

Hầu như tất cả các doanh nghiệp, hộ gia đình đều gặp khó khăn trong sản xuất. Vì vậy, thu nhập của bà con giảm đi rất đáng kể. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bà con Nhân dân. Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, việc đưa ra các biện pháp khắc phục thực sự rất khó. Giờ chỉ mong dịch bệnh qua nhanh để bà con yên tâm sản xuất”, ông Dần bộc bạch.

Tại làng Chè Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, nhiều cơ sở chỉ sản xuất cầm chừng do thiếu nguyên liệu, giá cả đắt mà hàng không bán được.

Nghệ nhân Lê Văn Bảy, Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Bảy Tuyên, làng Chè Đông, cho biết: “Khoảng 2 tháng nay, doanh nghiệp chỉ sản xuất cầm chừng bởi lượng hàng tiêu thụ giảm đi đáng kể. Thị trường của chúng tôi đi khắp các tỉnh trong cả nước, nhưng do tình hình dịch bệnh, xe cộ bị hạn chế lưu thông nên hàng hóa không thể xuất đi được. Từ 20 lao động giờ doanh nghiệp phải giảm tải chỉ còn 10 lao động. Cũng thương anh em lắm nhưng giờ không biết phải làm thế nào”.

Không chỉ làng nghề Tiến Lộc, làng nghề đúc đồng Chè Đông mà còn rất nhiều làng nghề trên địa bàn Thanh Hóa đang cùng chung khó khăn này.

Theo thống kê, hiện Thanh Hóa có 36 nghề với 118 làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 75 làng nghề, làng có nghề truyền thống đã được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận làng nghề. Trong đó, có 2 nhóm làng nghề hoạt động tốt gồm: Nhóm làng nghề chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm (TP Thanh Hóa, Thọ Xuân, Tĩnh Gia, Hậu Lộc...). Và nhóm làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp (Nga Sơn, Hoằng Hóa, Cẩm Thủy, Thiệu Hóa...).

Dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, vì vậy để vừa vượt khó sản xuất trong thời điểm dịch bệnh COVID-19, các làng nghề cũng cần phải đề cao các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Ngoài việc tuyên truyền cho người lao động thực hiện nghiêm quy định 5K của Bộ Y tế, các doanh nghiệp cũng hạn chế giao dịch, mua bán sản phẩm, hàng hóa với đối tác vùng dịch, thận trọng cao nhất để không lây lan dịch bệnh. Điều này góp phần thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa phát triển sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội.

Bài và ảnh: Hoài Thu


Bài và ảnh: Hoài Thu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]