(Baothanhhoa.vn) - Từ mong muốn hỗ trợ những người mắc bệnh tai biến mạch máu não, Lê Thị Thương, sinh viên năm ba, ủy viên ban chấp hành đoàn Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa đã lên ý tưởng khởi nghiệp “Bàn lăn nhằm giúp đỡ người bệnh tai biến mạch máu não”. Ý tưởng đã đoạt giải 3 Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên tỉnh Thanh Hóa”, lần thứ VIII. Điều này vừa là niềm tự hào của Thương nói riêng, vừa là niềm tự hào lớn của Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa nói chung, khi lần đầu tiên có sinh viên đoạt giải cuộc thi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lan tỏa ý tưởng khởi nghiệp: Bàn lăn dành cho người bệnh tai biến mạch máu não

Từ mong muốn hỗ trợ những người mắc bệnh tai biến mạch máu não, Lê Thị Thương, sinh viên năm ba, ủy viên ban chấp hành đoàn Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa đã lên ý tưởng khởi nghiệp “Bàn lăn nhằm giúp đỡ người bệnh tai biến mạch máu não”. Ý tưởng đã đoạt giải 3 Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên tỉnh Thanh Hóa”, lần thứ VIII. Điều này vừa là niềm tự hào của Thương nói riêng, vừa là niềm tự hào lớn của Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa nói chung, khi lần đầu tiên có sinh viên đoạt giải cuộc thi.

Lan tỏa ý tưởng khởi nghiệp: Bàn lăn dành cho người bệnh tai biến mạch máu não

Bệnh nhân bị liệt bàn tay được Lê Thị Thương hướng dẫn tập luyện với bàn lăn.

Gặp Thương vào một chiều thu tháng 10, cô bé có ngoại hình xinh xắn, nhỏ nhắn ấy mang trong mình một lý tưởng, đam mê mãnh liệt về ngành y; nhất là phục hồi chức năng. Trong ba năm học tại trường, Thương đã tiếp xúc với nhiều bệnh nhân, được nghe không ít những chia sẻ cũng như tâm sự của họ. Dần dà, mong muốn được hỗ trợ những người bệnh, không dừng lại ở những lời động viên, em bắt tay vào hành động. Từ đó, ý tưởng “Bàn lăn dành cho người bệnh tai biến mạch máu não” ra đời. Với ý tưởng này, Thương đã mạnh dạn nộp đề án để dự thi và đã đoạt giải 3 trong Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên tỉnh Thanh Hóa”, lần thứ VIII.

Trong cuộc sống hiện nay, tỷ lệ người bị mắc bệnh tai biến mạch máu não ngày càng cao. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà dẫn đến căn bệnh này. Tai biến mạch máu não được mệnh danh là căn bệnh “tử thần” vì diễn biến phức tạp, nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong. Một trong những tác hại của nó cho bệnh nhân là hội chứng rất phổ biến “liệt nửa người”. Qua tìm hiểu, em Lê Thị Thương nhận thấy để chữa khỏi hoàn toàn bệnh tai biến mạch máu não là điều vô cùng khó. Vì khi một bộ phận nào đó trên cơ thể đã bị liệt, bản thân người bệnh sẽ gần như phụ thuộc vào người khác, đôi lúc sẽ gây nên sự bất lực cho chính bản thân mình cũng như sự phiền hà cho người ở cạnh. Đồng thời, chi phí điều trị tương đối cao khiến những gia đình gặp khó khăn về kinh tế. Chưa kể đến những gia đình còn không có thời gian đưa người nhà của mình đi bệnh viện điều trị, hay những người bệnh ở vùng sâu, vùng xa không đủ cơ sở vật chất y tế... Hiện tại trên thị trường đang bán nhiều sản phẩm bàn lăn dành cho người bệnh tai biến mạch máu não; tuy nhiên, giá khá cao từ vài trăm đến vài triệu đồng cho một sản phẩm. Tất nhiên chất lượng đi đôi với giá tiền, nhưng tiêu chí mà Thương luôn hướng đến là tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt cũng như giá thành vừa phải để ai cũng có thể dùng được. Ý tưởng bàn lăn mà Lê Thị Thương muốn tạo ra là để dành cho những người như vậy!

Bàn lăn có cân nặng khoảng 5 kg, được làm từ nhựa mêka, với công dụng vừa trợ giúp trong việc tập luyện các động tác linh hoạt của bàn tay như cầm nắm, lại vừa trợ giúp trong việc nhận thức của não bộ như nhận biết màu sắc, kích thước, đặt vật vào đúng chỗ. Đồng thời, còn là dụng cụ tập luyện phục hồi chức năng tiên tiến, hiện đại, tạo cơ hội phục hồi chức năng vận động, cải thiện chất lượng sống cho người bệnh và gia đình bệnh nhân. Với ý tưởng này, Thương đã cho một vài bệnh nhân tập thử suốt nhiều tháng qua. May mắn là ai cũng rất kiên trì nên bước đầu đã có kết quả tốt đẹp. Bà Lê Thị Tâm, bệnh nhân Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, là một trong những trường hợp được điều trị kết hợp có tiến triển phục hồi tốt. Bà cho biết: “Sau 5 tháng sử dụng và làm theo các bài tập mà cháu Thương hướng dẫn, cộng thêm kết hợp điều trị tại bệnh viện, các khớp cổ tay của tôi đã mềm mại hơn, các cơ khỏe lại và nhất là cách sử dụng rất đơn giản”. “Quan trọng nhất của phục hồi chức năng là bệnh nhân phải thật sự nghiêm túc và kiên trì. Có những người sau khi phẫu thuật xong tâm lý luôn nghĩ bệnh đã khỏi rồi. Nhưng không, chỉ phẫu thuật mà không tập luyện sau đó thì coi như ca mổ cũng thất bại!”, Thương cho hay.

Giống như những ý tưởng khởi nghiệp khác, Thương luôn mong muốn sản phẩm của mình sẽ thu hút được nhiều doanh nghiệp, đơn vị quan tâm hỗ trợ. Một phần là để khắc phục được những nhược điểm còn lại, mặt khác là để nâng cấp, phát triển sản phẩm thành phiên bản hoàn chỉnh hơn.

Với những ưu thế, lợi ích sản phẩm bàn lăn tay không chỉ hướng tới thị trường trong tỉnh mà còn mở rộng ra các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đối tượng đầu tiên mà dự án hướng tới là các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, không đủ điều kiện để điều trị lâu dài và mua dụng cụ hỗ trợ với giá cao hiện đang có mặt trên thị trường. Đối tượng thứ 2 mà dự án hướng tới đó là các phòng khám vật lý trị liệu - phục hồi chức năng ở các bệnh viện. Với việc sử dụng đơn giản, hiệu quả, mà giá thành thấp so với các loại máy móc khác. Đối tượng thứ 3 là các cơ sở vật tư y tế, đây là nơi mà các bệnh nhân hay các phòng khám bệnh viện tìm đến mua các thiết bị phục vụ cho việc hỗ trợ hoặc chữa bệnh.

“Em đặt cả tâm huyết của mình vào ý tưởng mô hình này mong hỗ trợ một phần nào đó cho những bệnh nhân liệt nửa người, để họ có thể sớm hồi phục”, Lê Thị Thương bộc bạch.

Bài và ảnh: Chi Phạm


Bài và ảnh: Chi Phạm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]