(Baothanhhoa.vn) - Để thúc đẩy kinh tế nông, lâm nghiệp ở địa phương phát triển, những năm qua huyện Như Thanh đã xây dựng nhiều cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng cơ chế phù hợp để phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp ở huyện Như Thanh

Để thúc đẩy kinh tế nông, lâm nghiệp ở địa phương phát triển, những năm qua huyện Như Thanh đã xây dựng nhiều cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Xây dựng cơ chế phù hợp để phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp ở huyện Như Thanh

Người dân xã Xuân Khang triển khai mô hình trồng thanh long ruột đỏ mang lại hiệu quả kinh tế.

Theo đó, huyện Như Thanh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tuyên truyền, vận động Nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, tăng cường hợp tác liên doanh, liên kết trong sản xuất để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm. Huyện cũng chú trọng phát triển các loại cây trồng chủ lực có lợi thế, như: cây ăn quả, rau an toàn, dược liệu, đào cảnh, cây trồng cung cấp thức ăn xanh cho trang trại bò sữa...; tập trung phát triển các con nuôi đặc sản truyền thống, có lợi thế cạnh tranh, như lợn cỏ, lợn lai rừng, thỏ, gà ri, dê, ong mật; sử dụng có hiệu quả diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản... Ngoài ra, huyện Như Thanh còn chuyển đổi và luân canh được trên 400 ha đất lúa sang trồng cây có hiệu quả kinh tế cao hơn; chuyển đổi gần 500 ha đất trồng màu kém hiệu quả sang trồng mía, 780 ha đất trồng mía có độ dốc cao sang trồng cây trồng khác...

Từ những giải pháp trên, đến nay, huyện Như Thanh đã có hàng chục mô hình trang trại đạt từ 100 - 300 triệu đồng/năm. Điển hình như gia đình anh Phạm Huy Tấn, thôn 5, xã Xuân Du với mô hình trang trại tổng hợp chăn nuôi gà Đông Tảo kết hợp trồng xen canh bưởi Diễn, cam cảnh, quýt cảnh, đào thế đã mang lại thu nhập 300 triệu đồng/năm. Hay trang trại nuôi thỏ Newzealand sinh sản và thương phẩm kết hợp trồng đào cảnh cho thu nhập cả trăm triệu đồng của gia đình anh Lê Xuân Dũng, thôn Cầu Đất, xã Hải Long đã giúp gia đình anh thoát nghèo, vươn lên làm giàu...

Cùng với việc khuyến khích người dân phát triển kinh tế nông nghiệp, huyện Như Thanh cũng tạo cơ chế, môi trường tốt nhất để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp; tăng cường kêu gọi, tìm kiếm thị trường để liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực của huyện. Theo thống kê, đến nay toàn huyện đã thu hút được gần 30 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó, có những dự án chăn nuôi bò sữa thu hút hàng nghìn hộ dân của các huyện Như Thanh, Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi bò sữa; hàng chục doanh nghiệp liên kết đầu tư vào chăn nuôi gà, lợn; doanh nghiệp chế biến phân bón hữu cơ và một số doanh nghiệp đầu tư phát triển trang trại tổng hợp...

Có thể nói, kinh tế nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Như Thanh đã và đang được khẳng định bằng những mô hình bền vững, đem lại hiệu quả, lợi nhuận cao cho người nông dân. Để nhân rộng những mô hình này, thời gian tới, huyện Như Thanh tiếp tục thực hiện lồng ghép các chương trình khuyến nông để hỗ trợ người nông dân; tạo cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển đối với các hộ nông dân; đồng thời tạo điều kiện cho bà con được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi phát triển sản xuất..., góp phần thúc đẩy, nhân rộng các mô hình kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững.

Bài và ảnh: Xuân Minh


Bài và ảnh: Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]