Xây dựng các vùng trồng cây ăn quả bền vững
Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 14.500 ha cây ăn quả các loại, trong đó có nhiều diện tích sản xuất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng khoa học - kỹ thuật đã cho thu hoạch và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để phát huy tiềm năng, phát triển cây ăn quả bền vững, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, mở rộng diện tích theo quy hoạch, hướng tới nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm cây ăn quả, bảo đảm sự phát triển bền vững.
Diện tích trồng cây ăn quả tập trung xã Xuân Hồng (Thọ Xuân).
Là một trong những cây trồng chủ lực, cây ăn quả đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xã Xuân Hồng (Thọ Xuân). Từ năm 2013, nhận thấy tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển cây ăn quả, xã đã khuyến khích người dân thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi khoảng 10 ha ban đầu từ đất trồng lúa kém hiệu quả để trồng thử nghiệm cây ăn quả và từ hiệu quả vượt trội mang lại, diện tích được mở rộng và phát triển mạnh. Đến nay, toàn xã đã có khoảng 100 ha trồng cây ăn quả.
Để xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả, xã đã vận động người dân đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, lựa chọn cây giống chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả. Bên cạnh đó, cán bộ nông nghiệp cùng HTX luôn đồng hành cùng người dân để các mô hình trồng cây ăn quả ngày càng phát triển, liên tục mở rộng cả về quy mô và giá trị.
Ông Hà Đình Thuần, một trong những hộ dân có diện tích trồng cây ăn quả lớn trong xã cho biết: Sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP tuy quy trình chăm sóc khắt khe, vốn đầu tư khá lớn nhưng chất lượng quả vượt trội và giá bán cao hơn. Toàn bộ quá trình chăm sóc được ghi chép nhật ký từ khâu tạo đất, chọn giống, ghép cành... Hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, ưu tiên dùng chế phẩm sinh học phun cho cây trồng để phòng trừ sâu bệnh. Vì vậy, diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ ít sâu bệnh, năng suất và chất lượng quả cao so với diện tích trồng theo phương pháp truyền thống.
Được biết, huyện Thọ Xuân có khoảng 360 ha cây ăn quả, tập trung chủ yếu ở các xã: Xuân Hồng, Bắc Lương, Thọ Xương, Xuân Bái... với các sản phẩm chủ yếu như bưởi Diễn, bưởi Luận Văn, cam V2, cam Xã Đoài...
Với mục tiêu nâng cao chất lượng cho các vùng trồng cây ăn quả, huyện Thọ Xuân đã chỉ đạo các địa phương chú trọng phát triển cây ăn quả theo hướng VietGAP, gắn liền với việc xây dựng các nhãn hiệu sản phẩm để tạo uy tín, niềm tin cho người tiêu dùng. Năm 2021, huyện đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cam Xuân Thành; từ đó đã trở thành tiền đề vững chắc để tiêu thụ sản phẩm ổn định, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Các địa phương có diện tích trồng cây ăn quả lớn như Thọ Xuân, Như Xuân, Ngọc Lặc, Thạch Thành... đã chủ động thực hiện tích tụ tập trung đất đai để hình thành vùng trồng cây ăn quả tập trung với các loại quả thế mạnh, áp dụng giải pháp trồng rải vụ đảm bảo năng suất, chất lượng, đầu ra cho sản phẩm. Đồng thời, chú trọng phát triển sản xuất cây ăn quả bền vững theo quy trình GlobalGAP, VietGAP, hữu cơ, đăng ký mã số vùng trồng... góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị sản xuất.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Như Xuân Lê Tiến Đạt cho biết: Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp phát triển cây ăn quả như cam đường canh, xoài keo, ổi, thanh long... huyện Như Xuân đã phát triển được gần 1.377 ha, trong đó, có 410 ha trồng tập trung từ 1 ha trở lên. Để hạn chế việc phát triển ồ ạt, huyện đã chỉ đạo các xã thường xuyên rà soát diện tích, chất lượng, hiệu quả kinh tế mang lại của diện tích sản xuất cây ăn quả. Bên cạnh đó, chú trọng chuyển giao, hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp khoa học - kỹ thuật như ghép cải tạo cây già cỗi, tỉa cành tạo tán, đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm nhỏ giọt, bọc quả để hạn chế sâu bệnh, chăm sóc cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP, tiến hành trồng rải vụ để kéo dài thời gian thu hoạch... Như Xuân phấn đấu đến năm 2025 diện tích cây ăn quả tập trung đạt gần 1.700 ha, ít nhất 80% bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, có 30% diện tích được chứng nhận sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm.
Với mục tiêu xây dựng các vùng trồng cây ăn quả bền vững, hiệu quả cao, các địa phương đã chủ động rà soát, đánh giá những diện tích đất đai thích hợp, hướng dẫn người dân lựa chọn trồng các loại cây ăn quả phù hợp với từng vùng, tập quán sản xuất cũng như nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, chú trọng thu hút doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất cây ăn quả; chú trọng xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm cây ăn quả chủ lực, xây dựng các sản phẩm OCOP. Mặt khác, hình thành các vùng trồng cây ăn quả phải theo lộ trình hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa cung và cầu.
Bài và ảnh: Lê Ngọc
{name} - {time}
-
2024-11-28 15:28:00
Ngân hàng bị phạt tới 500 triệu đồng nếu ép khách mua bảo hiểm
-
2024-11-28 15:20:00
Nhiều đường bay đã ‘cháy’ vé trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
-
2023-12-21 10:21:00
Hình thành vùng chuyên canh cây trồng hiệu quả kinh tế cao
Yêu cầu quyết liệt triển khai lập hóa đơn điện tử với bán lẻ xăng dầu
Prudential được vinh danh trong Top 100 doanh nghiệp bền vững
Ham lãi cao, nhiều “nhà đầu tư” tiếp tục nhận bài học đắt giá
Thiệu Hóa đưa công tác quản lý đất đai vào nền nếp
Gạo Việt Nam trước cơ hội làm chủ thị trường
Khai trương chuyên trang OCOP - Mỗi xã một sản phẩm trên Báo Nhân Dân
Sao Mai Group: Cần bạn tạo dấu ấn tại Resort 5 Sao
Công ty TNHH TODA Việt Nam nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Thanh Hóa
Hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của khu vực kinh tế tập thể, HTX phát triển toàn diện