Hình thành vùng chuyên canh cây trồng hiệu quả kinh tế cao
Để hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, phát triển toàn diện, bền vững, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã và đang định hướng hình thành những vùng chuyên canh cây trồng tạo ra sản phẩm có quy mô hàng hóa, gắn với nhu cầu, xu hướng tiêu dùng của thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội.
Vùng chuyên canh sản xuất rau màu của HTX Nông nghiệp sinh thái HappyFarm, xã Đông Tiến (Đông Sơn).
Nhờ tích tụ tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đông Sơn đã xây dựng được hàng chục vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. Tiêu biểu như vùng sản xuất lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao, với tổng diện tích 4.000 ha; 3 vùng sản xuất rau an toàn tập trung, chuyên canh có liên kết tiêu thụ với các cửa hàng thực phẩm an toàn; hàng chục mô hình nhà màng, nhà lưới sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ kết hợp với tưới nước tiết kiệm...
Cánh đồng Mã Cống, thôn Triệu Tiền, xã Đông Tiến là vùng sản xuất rau an toàn tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại lợi nhuận hàng tỷ đồng/năm. Đây là thành quả từ sự nỗ lực của chính quyền địa phương và sự linh hoạt, nhạy bén với cơ chế thị trường của người dân. Giám đốc HTX Nông nghiệp sinh thái HappyFarm Thiều Khắc Nhuần cho biết: Được thành lập năm 2021, với tổng diện tích sản xuất khoảng 7 ha, HTX đã đăng ký 5 ha sản xuất rau, củ, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Việc sản xuất luôn tuân thủ “3 cùng”, đó là cùng một cánh đồng, cùng đối tượng cây trồng, cùng mùa vụ để thuận lợi cho việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và có khả năng cung ứng nông sản khối lượng lớn cho thị trường. Nhờ đó, năng suất và chất lượng rau củ quả của HTX ngày càng nâng cao, khẳng định được “vị thế” trên thị trường vì khả năng cung ứng sản lượng lớn, chất lượng đảm bảo.
Được biết, để hình thành được vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn, HTX đã xây dựng hơn 30.000m2 nhà lưới, đăng ký sản xuất VietGAP và đầu tư lắp đặt hệ thống tưới thông minh, tiết kiệm nước. Trung bình HTX cung cấp cho thị trường khoảng 10 tấn sản phẩm rau củ quả các loại/tháng, trở thành một trong những địa chỉ tin cậy về sản phẩm nông sản an toàn của huyện Đông Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.
Cánh đồng chuyên canh cây rau màu đã trở thành “điểm nhấn”, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân xã Hoằng Giang (Hoằng Hóa). Đến nay, toàn xã đã hình thành được vùng chuyên canh cây rau màu với diện tích hơn 40 ha, sản xuất luân canh 4 vụ/năm. Chủ tịch UBND xã Hoằng Giang Cao Văn Bắc cho biết: Xã có truyền thống sản xuất rau màu từ nhiều năm nay nên trình độ sản xuất của người dân được nâng cao. Hiện nay, sau khi xã có chủ trương xây dựng vùng chuyên canh sản xuất rau màu quy mô hàng hóa giá trị kinh tế cao, người dân đã lựa chọn những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với xu hướng, thị hiếu của thị trường và người tiêu dùng như súp lơ xanh, mướp đắng, rau gia vị... các loại rau màu sản xuất trên vùng chuyên canh, năng suất bình quân hằng năm đều tăng từ 15 - 22% so với sản xuất đại trà. Doanh thu bình quân của vùng sản xuất chuyên canh đạt từ 220 triệu đồng/ha/năm trở lên, đối với rau màu trái vụ doanh thu có thể đạt tới 450 triệu đồng/ha/năm.
Không chỉ tại xã Hoằng Giang mà 11 tháng năm 2023 toàn huyện Hoằng Hóa đã tích tụ được 204 ha đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Từ diện tích tích tụ được, huyện đã hình thành được một số vùng chuyên canh sản xuất lúa thương phẩm, rau an toàn, rau màu xuất khẩu... với tổng diện tích hơn 3.628 ha, năng suất trung bình 176,8 tạ/ha. Huyện cũng đã phát triển được 61 ha sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP tập trung chủ yếu ở các xã Hoằng Giang, Hoằng Hợp, Hoằng Trinh, Hoằng Lưu, Hoằng Thắng... và 3 ha sản xuất rau, củ, quả trong nhà màng, 5 ha nhà lưới áp dụng công nghệ cao ở các xã Hoằng Hợp, Hoằng Đạo, Hoằng Thắng...
Nhằm tạo cơ sở hình thành những vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, tỉnh đã giao chỉ tiêu và khuyến khích các địa phương tích tụ tập trung đất đai, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng bền vững. Theo đó, toàn tỉnh đã hình thành được 17 vùng sản xuất tập trung cấp tỉnh và hơn 55 vùng sản xuất tập trung cấp huyện, xã. Trong đó, nhiều mô hình vùng sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế vượt trội, như vùng sản xuất giống lúa thuần, lúa lai F1, sản xuất rau an toàn tập trung, vùng trồng cây ăn quả tập trung, vùng trồng cây thức ăn chăn nuôi...
Theo đánh giá bước đầu của ngành nông nghiệp cho thấy, hiệu quả kinh tế của các vùng chuyên canh cây trồng thường cao hơn từ 1,5 đến 2 lần trở lên so với sản xuất nhỏ lẻ, truyền thống. Do đó, để phát triển vùng chuyên canh cây trồng theo hướng bền vững, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hướng dẫn các địa phương dựa vào đặc thù, điều kiện tự nhiên của từng vùng, nhu cầu, thị hiếu của thị trường nhằm định hướng việc hình thành những vùng sản xuất phù hợp. Đồng thời, các địa phương và người sản xuất cần chú trọng nâng cao chất lượng, hướng tới phát triển nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm từ những vùng chuyên canh. Có như vậy, các vùng chuyên canh cây trồng mới đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm theo tôn chỉ, định hướng phát triển.
Bài và ảnh: Lê Hòa
{name} - {time}
-
2024-12-15 16:15:00
Hoằng Phượng đón nhận Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
2024-12-15 13:23:00
Quả ngọt trên cát bỏng
-
2023-12-21 07:17:00
Yêu cầu quyết liệt triển khai lập hóa đơn điện tử với bán lẻ xăng dầu
Prudential được vinh danh trong Top 100 doanh nghiệp bền vững
Ham lãi cao, nhiều “nhà đầu tư” tiếp tục nhận bài học đắt giá
Thiệu Hóa đưa công tác quản lý đất đai vào nền nếp
Gạo Việt Nam trước cơ hội làm chủ thị trường
Khai trương chuyên trang OCOP - Mỗi xã một sản phẩm trên Báo Nhân Dân
Sao Mai Group: Cần bạn tạo dấu ấn tại Resort 5 Sao
Công ty TNHH TODA Việt Nam nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Thanh Hóa
Hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của khu vực kinh tế tập thể, HTX phát triển toàn diện
Tập trung tạo chuyển biến tốt trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả