(Baothanhhoa.vn) - Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) được xem là khâu đột phá để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp

Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) được xem là khâu đột phá để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

Lúa được sấy bằng dây chuyền tự động tại Công ty CP Mía đường Lam Sơn.

Bởi vậy, tỉnh ta đã tập trung đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất nông, lâm, thủy sản. Theo đó, thời gian qua ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã và đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác này, như: Nghiên cứu lai tạo, khảo nghiệm giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận cao. Nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao thiết bị kỹ thuật trong quá trình sản xuất, áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm; xây dựng các mô hình áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật về giống, cơ giới hóa, quản lý dịch bệnh, tạo chuỗi sản xuất hợp lý, tiết kiệm chi phí. Đồng thời, ứng dụng công nghệ di truyền để chọn lọc giống, tạo giống chất lượng, bảo tồn nguồn gen, sản xuất giống mới có năng suất, chất lượng cao; chú trọng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng sử dụng công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường vào sản xuất.

Nhờ tập trung thực hiện các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN, nên ngành nông nghiệp tỉnh ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực. Đối với lĩnh vực trồng trọt, thông qua các hoạt động nghiên cứu lai tạo, khảo nghiệm, toàn tỉnh đã công nhận và đưa vào sản xuất 7 giống lúa, gồm: Thanh Ưu 3, Thanh Ưu 4, Thuần Việt 2, Thuần Việt 7, Thanh Hoa 1, Hồng Đức 9 và nếp Hạt cau. Tuyển chọn được nhiều giống lúa, ngô, đậu tương, khoai tây có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện canh tác của tỉnh, như: Nếp N97, nếp N98, giống lúa DT68, Hương ưu 98 phù hợp với diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị nhiễm mặn; giống ngô NK4300, giống lạc L19, L26, giống khoai tây Solada, Aladin, Atlantic... Ngoài ra, toàn tỉnh đã xây dựng được vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, trong đó, nhiều vùng sản xuất lúa đã ứng dụng rộng rãi, đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật, như: Phân viên nén, phân chuyên dùng, cơ giới hóa đồng bộ. Xây dựng và nhân rộng được nhiều mô hình sản xuất tiên tiến, ứng dụng KHCN, như: Mô hình ứng dụng ngô biến đổi gen; sản xuất mía thâm canh, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ; sản xuất lúa hữu cơ; sản xuất nông nghiệp trong nhà màng, nhà lưới.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, việc đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất cũng đã và đang đem lại nhiều kết quả nổi bật, như: Từ năm 2014 đến nay, toàn tỉnh đã sử dụng khoảng 13.000 liều tinh trâu Murrah để lai tạo với đàn trâu địa phương, sử dụng hơn 2 triệu liều tinh bò Brahman lai tạo với đàn bò địa phương, nâng tỷ lệ đàn bò lai zebu toàn tỉnh đạt 60%, tỷ lệ máu Brahman trong bò lai zebu đạt từ 50-75%. Bên cạnh đó, toàn tỉnh còn du nhập một số giống bò: Drouhgtmaster, RedAgus để phối giống với đàn bò cái nền lai zebu, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò thịt. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện được một số dự án chăn nuôi lớn, ứng dụng đồng bộ các tiến bộ KHCN vào sản xuất, góp phần không nhỏ vào việc chuyển dịch ngành chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang tập trung, như: Công ty CP Chăn nuôi Bá Thước đầu tư dự án bò thịt chất lượng cao, quy mô 20.000 bê đực được nhập về từ Úc; Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Thái Dương đầu tư dự án Liên hợp sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi lợn và chế biến nông sản với quy mô 100.000 tấn/năm và 70.000 con lợn, tại huyện Ngọc Lặc. Đáng chú ý, toàn tỉnh đã xây dựng được 6 khu trang trại chăn nuôi tập trung, áp dụng quy trình chăn nuôi khép kín theo quy trình chăn nuôi của Tập đoàn CP.

Công tác ứng dụng tiến bộ KHCN vào lĩnh vực thủy sản tập trung chủ yếu vào một số nội dung, như: Nâng cao năng lực bảo vệ trứng cá, cá con và ấu trùng tôm, tôm con tại vùng ven biển, cửa sông thông qua các biện pháp, thiết bị tiên tiến. Chuyển giao sản xuất giống tôm chân trắng thâm canh, sản xuất giống cá rô phi phục vụ sản xuất thương phẩm; phát triển các quy trình công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến thuỷ sản đạt hiệu quả kinh tế cao; phát triển các vùng nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Thông qua việc thực hiện các nội dung về ứng dụng các tiến bộ KHCN này đã giúp cho lĩnh vực thủy sản có được những chuyển biến tích cực, như: Đa dang hóa được các đối tượng nuôi trồng thủy sản, nhất là các đối tượng có giá trị kinh tế cao, như: Cá Hồi Vân, cá tầm, hàu Thái Bình Dương...; đồng thời chủ động được nguồn giống con nuôi, như: Ngao Bến Tre, cá lóc, cá lăng, tôm thẻ chân trắng, ốc hương... Bên cạnh đó, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được áp dụng vào khai thác, như: Công nghệ bảo quản lạnh mới, như: Hầm bảo quản bằng bọt xốp Polyurethane, lót hầm tàu cá bằng inox, thiết bị dò cá Sona; ứng dụng hệ thống cơ giới hóa trong khai thác, thu lưới vây, máy thu thả câu...


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]