(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, trên địa bàn các huyện miền núi đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, xét về tổng quan, thì cơ cấu các ngành công nghiệp ở các huyện miền núi của tỉnh còn khá đơn điệu. Bởi, phần lớn các dự án công nghiệp được thu hút vào các huyện miền núi tập trung vào lĩnh vực chế biến lâm sản.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trở ngại trong phát triển công nghiệp miền núi

Những năm gần đây, trên địa bàn các huyện miền núi đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, xét về tổng quan, thì cơ cấu các ngành công nghiệp ở các huyện miền núi của tỉnh còn khá đơn điệu. Bởi, phần lớn các dự án công nghiệp được thu hút vào các huyện miền núi tập trung vào lĩnh vực chế biến lâm sản.

Trở ngại trong phát triển công nghiệp miền núi

Cơ sở chế biến lâm sản thị trấn Hồi Xuân (Quan Hóa).

Huyện Ngọc Lặc được đánh giá là điểm sáng trong phát triển công nghiệp của khu vực miền núi. Trên địa bàn huyện hiện đã được quy hoạch 1 khu công nghiệp Ngọc Lặc, với diện tích 150 ha; 5 cụm công nghiệp (CCN) được quy hoạch, gồm: CCN Cao Lộc Thịnh thuộc 2 xã Lộc Thịnh và Cao Thịnh, với diện tích 48 ha; CCN Phúc Thịnh thuộc xã Phúc Thịnh, diện tích 50 ha; CCN Minh Tiến tại xã Minh Tiến, diện tích 70 ha; CCN Ngọc Trung tại xã Ngọc Trung, diện tích 70 ha và CCN Ngọc Sơn, diện tích 75 ha. Được biết, tại khu công nghiệp và các CCN, huyện Ngọc Lặc định hướng phát triển đa lĩnh vực, với các lĩnh vực ưu tiên thu hút là sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc, da giày, chế biến nông, lâm sản, chế biến dược liệu. Tuy nhiên, hiện mới có CCN Cao Lộc Thịnh thu hút được 17 doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh khai thác, chế biến đá xây dựng, tổng vốn đầu tư ước đạt 280 tỷ đồng, công suất khai thác từ 15.000m3 đá đến 82.000m3 đá/năm, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng hơn 500 lao động. CCN Phúc Thịnh hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục pháp lý về đầu tư, xây dựng, quy hoạch chi tiết, thiết kế cơ sở, giải phóng mặt bằng và giao đất. Còn lại 3 CCN: Minh Tiến, Ngọc Trung, Ngọc Sơn hiện chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng; chưa có hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Để phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm qua, huyện Lang Chánh đã tăng cường công tác quản lý, khai thác CCN Bãi Bùi và các cơ sở công nghiệp ngoài CCN hiện có. Từng bước phát triển CCN Lý Ải và các xã đủ điều kiện. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, khai thác khoáng sản, công nghiệp năng lượng. Tuy nhiên, hiện trên địa bàn huyện Lang Chánh mới có 2 doanh nghiệp và 1 HTX chế biến lâm sản hoạt động nằm trong CCN Bãi Bùi, gồm: Công ty CP Lâm sản Lang Chánh, Công ty CP Xây dựng thương mại Phúc Đức và HTX chế biến lâm sản Lang Chánh.

Thực tế cho thấy phát triển công nghiệp tại khu vực miền núi còn nhiều hạn chế, chủ yếu lao động phổ thông, thiếu lao động có chuyên môn, kỹ thuật. Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi đầu tư chưa có sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp đầu tư ở khu vực miền núi..

Để giải quyết những trở ngại trên, các huyện miền núi đã và đang thu hút nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các CCN trên địa bàn. Đồng thời, thu hút đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; trong đó, chú trọng các lĩnh vực đầu tư có nhiều tiềm năng, lợi thế, như: chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng... các dự án tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]