(Baothanhhoa.vn) - Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa chi nhánh Hoằng Hóa - Phòng giao dịch (PGD) Hậu Lộc được thành lập vào tháng 12–2008, hoạt động chủ yếu trên địa bàn các xã ven biển Hậu Lộc. PGD Hậu Lộc được thành lập nhằm mục tiêu tiếp cận tới đối tượng khách hàng là những hộ nghèo, cận nghèo, hộ có thu nhập thấp và những hộ gia đình có nhu cầu phát triển kinh tế đa dạng hơn về sản phẩm và hiệu quả hơn trong các hoạt động xã hội, phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của Tổ chức TCVM Thanh Hóa xuyên suốt qua các thời kỳ.

Tổ chức TCVM Thanh Hóa - Phòng Giao dịch Hậu Lộc: Điểm tựa vươn lên cho các hộ thu nhập thấp vùng ven biển

Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa chi nhánh Hoằng Hóa - Phòng giao dịch (PGD) Hậu Lộc được thành lập vào tháng 12–2008, hoạt động chủ yếu trên địa bàn các xã ven biển Hậu Lộc. PGD Hậu Lộc được thành lập nhằm mục tiêu tiếp cận tới đối tượng khách hàng là những hộ nghèo, cận nghèo, hộ có thu nhập thấp và những hộ gia đình có nhu cầu phát triển kinh tế đa dạng hơn về sản phẩm và hiệu quả hơn trong các hoạt động xã hội, phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của Tổ chức TCVM Thanh Hóa xuyên suốt qua các thời kỳ.

Tổ chức TCVM Thanh Hóa - Phòng Giao dịch Hậu Lộc: Điểm tựa vươn lên cho các hộ thu nhập thấp vùng ven biểnCán bộ PGD Hậu Lộc luôn quan tâm, thường xuyên trao đổi thông tin, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của khách hàng.

PGD Hậu Lộc hiện đang cung cấp dịch vụ vốn vay cho khoảng 90% số khách hàng làm nghề đánh bắt thủy, hải sản, buôn bán hải sản nhỏ lẻ, nghề thủ công, nông nghiệp. Đất đai thuộc vùng ven biển nên chỉ trồng được một số cây ngắn ngày kém hiệu quả. Trong khi đó, nghề đi biển luôn đối mặt với nhiều nguy hiểm, rủi ro. Nguồn lợi thủy, hải sản ngày càng suy giảm, chi phí vận hành cho mỗi chuyến vươn khơi ngày một tăng cao,... khiến cho thu nhập của người dân nơi đây giảm sút, bấp bênh. Cùng với đó, trình độ dân trí của một bộ phận người dân còn thấp, khả năng cập nhật các thông tin xã hội còn hạn chế, thiếu kiến thức kinh doanh, buôn bán, nhận thức và tiếp cận với các nguồn vốn vay thương mại còn nhiều hạn chế. Ông Bùi Ngọc Quang, Trưởng PGD Hậu Lộc, chia sẻ: “Đa phần khách hàng có chồng làm nghề đi biển, mỗi chuyến đi kéo dài vài tuần đến vài tháng mới trở về nhà nên việc tư vấn, cung cấp vốn vay cũng gặp nhiều khó khăn”.

Trước những khó khăn, thách thức ấy, vì mục tiêu phát triển cộng đồng, góp phần xóa đói giảm nghèo, thông qua hình thức vay vốn thân thiện, gần gũi, PGD Hậu Lộc không ngừng nỗ lực, cố gắng để cung cấp nguồn vốn vay cho bà con trên địa bàn huyện Hậu Lộc, đặc biệt là hộ nghèo, hộ thu nhập thấp, hộ yếu thế.

Bên cạnh sự quan tâm, tạo điều kiện, lãnh đạo, chỉ đạo đúng hướng, hiệu quả của ban lãnh đạo, với đội ngũ cán bộ trẻ, chuyên nghiệp, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc, trong 15 năm xây dựng và phát triển, PGD Hậu Lộc đã không ngừng nỗ lực, cố gắng cung cấp các sản phẩm vốn vay và tiết kiệm tới khách hàng. Đến nay, PGD Hậu Lộc có gần 2.000 khách hàng tham gia vay vốn và gửi tiết kiệm; dư nợ vốn vay đạt gần 42 tỷ đồng; huy động tiền gửi tiết kiệm gần 27 tỷ đồng. Từ nguồn vốn vay ấy, các thành viên mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô kinh doanh, buôn bán, đa dạng thêm các mặt hàng, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho lao động, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương...

Chúng tôi đến thăm gia đình chị Nguyễn Thị Minh (thôn Thành Lập, xã Ngư Lộc) - khách hàng vay vốn của Tổ chức TCVM Thanh Hóa chi nhánh Hoằng Hóa - PGD Hậu Lộc để được lắng nghe nhiều hơn câu chuyện nỗ lực vươn lên ổn định cuộc sống, từng bước thoát nghèo của người phụ nữ vùng ven biển. Chị Minh chia sẻ: “Hoàn cảnh gia đình trước đây khó khăn, vất vả nhiều lắm. Chồng đi biển, thu nhập bấp bênh; 2 đứa con đang tuổi ăn học. Bản thân tôi không có công ăn việc làm ổn định, phần lớn thời gian dành chăm lo cho con cái, gia đình nên cũng chỉ tranh thủ đi làm thuê cho các hộ kinh doanh, chế biến hải sản quanh vùng. Nhiều khi cuộc sống quẩn quanh, muốn tìm một hướng thoát nghèo mà công việc không có, vốn liếng cũng không, chẳng biết làm cách nào”.

Cơ hội đến với gia đình khi được tiếp cận nguồn vốn vay của Tổ chức TCVM Thanh Hóa. Nhận thấy quy trình, cách thức cho vay vốn của tổ chức thân thiện, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình nên chị Minh mạnh dạn tham gia. Năm 2011, lần đầu tiên chị Minh vay vốn với mức là 3 triệu đồng, chị quyết tâm “khởi nghiệp” bằng nghề mua bán, chế biến thủy, hải sản. Có được “điểm tựa” từ nguồn vốn vay ấy, cùng với bản tính siêng năng, chăm chỉ và những kinh nghiệm tích lũy được, công việc ngày càng thuận lợi, cuộc sống của gia đình chị Minh theo đó cũng vơi bớt khó khăn. Như được tiếp thêm nguồn động lực, chị Minh tiếp tục tham gia vay vốn ở các chu kỳ tiếp theo, với số vốn vay lên đến 100 triệu đồng, đầu tư mở rộng quy mô, phát triển nghề, đa dạng thêm các mặt hàng để khách có nhiều sự lựa chọn và tận dụng tối đa được nguồn cung cấp, khách hàng đến mua ngày càng nhộn nhịp. Khi công việc buôn bán, kinh doanh ngày càng thuận lợi hơn, chị Minh thuê thêm nhân công, chủ yếu là chị em phụ nữ quanh vùng. “Có được cơ hội vay vốn, tôi luôn cố gắng sử dụng một cách hiệu quả để việc buôn bán được thuận lợi, mở rộng hơn, từ đó cải thiện thu nhập của bản thân, tạo thêm việc làm cho chị em, cùng nhau vươn lên trong cuộc sống” - chị Minh cho biết thêm.

Bà Nguyễn Thị Liên (thôn Lạch Trường, xã Hải Lộc, Hậu Lộc) cũng là một trong những khách hàng lâu năm của TCVM Thanh Hóa. Chồng đau ốm quanh năm; số tiền công ít ỏi bà Liên kiếm được từ công việc làm cói là nguồn thu nhập chính của gia đình. Mong muốn có được nguồn vốn, tạo sinh kế cải thiện cuộc sống gia đình, bà Liên tham gia vay vốn của Tổ chức TCVM Thanh Hóa từ năm 2017. Với số tiền vay ban đầu là 20 triệu đồng, bà Liên mua nguyên liệu, đẩy mạnh thu mua, sản xuất các mặt hàng từ cói. Qua thời gian tích lũy kinh nghiệm, vốn liếng, hoạt động kinh doanh của bà Liên ngày càng mở rộng, sản phẩm đa dạng, chất lượng nên được thị trường ưa chuộng. Hơn hết, sau nhiều nỗ lực, cố gắng, các mặt hàng thủ công làm từ cói của bà Liên đã được xuất khẩu sang các nước lân cận, góp mặt trong nhiều hội chợ lớn, nhiều đối tác muốn hợp tác. Bà Liên tâm sự: “Nếu không có nguồn vốn vay của Tổ chức TCVM Thanh Hóa làm điểm tựa vào thời điểm khó khăn nhất thì chúng tôi cũng không thể có được ngày hôm nay”.

Với phương châm hoạt động an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững, bám sát mục tiêu của Tổ chức TCVM Thanh Hóa, trong thời gian tới, PGD Hậu Lộc tiếp tục cung cấp nhiều loại hình vốn vay phù hợp với nhu cầu của khách hàng, luôn nỗ lực đồng hành cùng người dân nơi đây để cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình, cộng đồng, xã hội, đóng góp quan trọng vào công cuộc giảm nghèo bền vững tại địa phương nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung...

Bài và ảnh: Hoàng Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]