(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã huy động mọi nguồn lực, đồng thời lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), khu vực miền núi xứ Thanh có thêm điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Có thể khẳng định, vùng đồng bào DTTS luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm và đề ra các chủ trương, chính sách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn ở mỗi địa phương, góp phần tạo sinh kế bền vững giúp đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo.

Tạo sinh kế để đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo

Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã huy động mọi nguồn lực, đồng thời lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), khu vực miền núi xứ Thanh có thêm điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Có thể khẳng định, vùng đồng bào DTTS luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm và đề ra các chủ trương, chính sách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn ở mỗi địa phương, góp phần tạo sinh kế bền vững giúp đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo.

Tạo sinh kế để đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèoMô hình trồng đào tại xã Hải Long (Như Thanh) mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Tại huyện Mường Lát, các chương trình, dự án trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng từ Chương trình 30a đã giúp nhiều hộ gia đình xây dựng mô hình trồng rừng để nâng cao thu nhập và thoát nghèo. Điển hình như gia đình chị Hà Thị Nga, bản Cân, xã Tam Chung được hỗ trợ 10 triệu đồng mua cây giống từ năm 2015. Cùng với số vốn của gia đình, chị Nga triển khai mô hình trang trại tổng hợp, trồng xoan, vầu, keo... Dưới tán rừng, chị kết hợp chăn nuôi gà, lợn, bò mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo tính toán, mỗi năm trừ chi phí, mô hình này đem lại thu nhập cho gia đình chị trên 100 triệu đồng. Đến nay, gia đình chị Nga từ hộ nghèo đã vươn lên thành hộ khá trong xã.

Những năm trước đây, gia đình anh Phạm Văn Quý, thôn Lương Thiện, xã Thạch Lập (Ngọc Lặc) là hộ nghèo trong xã. Năm 2015, gia đình anh Quý được Nhà nước hỗ trợ 1 con bò giống sinh sản và được vay vốn hỗ trợ sinh kế nên anh đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại nuôi thêm các loại gia cầm, như gà, vịt. Sau 5 năm, đàn gia súc, gia cầm của gia đình anh đã phát triển lên được 3 con bò, 200 con vịt và gà thương phẩm. Đến nay, gia đình anh Quý cũng được ra khỏi danh sách hộ nghèo.

Giai đoạn 2016-2021, từ các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh, huyện Ngọc Lặc đã đầu tư cơ sở hạ tầng tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn, tập trung hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và hỗ trợ nhân rộng mô hình giảm nghèo. Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn mới giai đoạn 2021-2025, trên địa bàn huyện Ngọc Lặc còn 4.159 hộ nghèo và cận nghèo. Trong những năm tới, huyện phấn đấu mỗi năm giảm bình quân 2,3% số hộ nghèo trở lên. Để hoàn thành mục tiêu trên, huyện đã, đang triển khai một số giải pháp, trong đó nhân rộng, phát triển mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế, thu nhập và chuyển giao khoa học, công nghệ, kỹ thuật...

Với phương châm “Trao cần câu không trao con cá”, những năm qua, huyện Bá Thước tập trung hỗ trợ người dân phát triển đa dạng các mô hình sinh kế; tạo điều kiện cho người dân vốn vay ưu đãi để đầu tư giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong sản xuất... Nhờ đó, sản lượng, chất lượng cây trồng vật nuôi tăng cao, thu nhập cũng từ đó tăng lên.

Chị Hà Thị Dự, thôn La Ca, xã Cổ Lũng (Bá Thước) cho biết, nhờ nguồn vốn vay từ chương trình giảm nghèo mà chị đã thực hiện thành công mô hình bảo tồn, phát triển vịt Cổ Lũng. Ngoài nuôi vịt thương phẩm, chị Dự còn nhân giống để bán ra thị trường, đồng thời hỗ trợ vịt giống cho những hộ gia đình khó khăn trong thôn. Những năm gần đây, mô hình nuôi vịt Cổ Lũng đã phát triển mạnh, giá bán cao, nhờ đó đời sống người dân được nâng lên. Theo tính toán của chị Dự, trừ chi phí, mỗi năm, mô hình nuôi vịt Cổ Lũng của gia đình chị cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng.

Nhằm phát huy lợi thế, bảo đảm vững chắc sinh kế cho người dân và thực hiện mục tiêu “an dân”, huyện Bá Thước ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU về phát triển vật nuôi có lợi thế giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo. Huyện lựa chọn 6 loại vật nuôi, gồm: bò lai sind, bò Úc, lợn cỏ, vịt Cổ Lũng, dê núi, gà đồi và các loại thủy sản lồng bè trên sông Mã, hồ thủy điện; khuyến khích trồng các loại cây có hiệu quả cao, như: rau an toàn, lúa, khoai tây, ngô dùng cho chăn nuôi... Đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái; trồng rừng gỗ lớn; khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng phòng hộ; thâm canh khôi phục rừng luồng...

Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi, với mục tiêu nâng thu nhập bình quân đầu người khu vực miền núi gấp 2 lần trở lên so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 2,67%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS giảm 3%/năm trở lên; tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, sắp xếp ổn định dân cư, giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo; tạo điều kiện và động lực để hộ nghèo, hộ cận nghèo thay đổi tập quán sản xuất, từng bước áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, góp phần đẩy mạnh sản xuất, tạo sinh kế bền vững...

Bài và ảnh: Gia Bảo



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]