(Baothanhhoa.vn) - Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh nở rộ những chuỗi cửa hàng bán lẻ, trong đó có cả những nhà bán lẻ tên tuổi trong nước, các hiệp hội ngành nghề và tư nhân. Ngoài việc người tiêu dùng được cung ứng hàng hóa phong phú, tiếp cận các dịch vụ bán hàng tiện ích thì đây còn là tín hiệu tích cực, phản ánh sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh. Để tạo đà cho thị trường này phát triển hơn nữa, doanh nghiệp (DN) bán lẻ rất cần có những chính sách, quy định phù hợp để hỗ trợ ngành bán lẻ trong nước nói chung, trong tỉnh nói riêng.

Tạo đà để thị trường bán lẻ phát triển

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh nở rộ những chuỗi cửa hàng bán lẻ, trong đó có cả những nhà bán lẻ tên tuổi trong nước, các hiệp hội ngành nghề và tư nhân. Ngoài việc người tiêu dùng được cung ứng hàng hóa phong phú, tiếp cận các dịch vụ bán hàng tiện ích thì đây còn là tín hiệu tích cực, phản ánh sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh. Để tạo đà cho thị trường này phát triển hơn nữa, doanh nghiệp (DN) bán lẻ rất cần có những chính sách, quy định phù hợp để hỗ trợ ngành bán lẻ trong nước nói chung, trong tỉnh nói riêng.

Tạo đà để thị trường bán lẻ phát triểnNgười dân mua sắm hàng hóa tại Siêu thị Winmart+ (TP Thanh Hóa).

Năm 2019 được xem là thời điểm bùng phát thị trường bán lẻ ở Thanh Hóa với sự xuất hiện của hàng chục siêu thị mini, cửa hàng tiện ích, chuyên doanh. Trong đó, riêng Tập đoàn Masan đồng loạt khai trương chuỗi cửa hàng tự chọn WinMart+ ở hầu khắp những điểm tập trung đông dân cư trên địa bàn TP Thanh Hóa. Với mục tiêu hướng đến đa dạng đối tượng khách hàng, WinMart+ đã đầu tư các cửa hàng tiện ích, siêu thị mini quy mô nhỏ, diện tích dưới 1.000m2 cung cấp đầy đủ mọi mặt hàng thiết yếu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả hợp lý. Ðặc biệt WinMart thể hiện sự nhanh nhạy nắm bắt tâm lý người tiêu dùng với mô hình “2 trong 1”, kết hợp giữa siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi cung cấp thực phẩm cũng như thực phẩm ăn nhanh và các loại hàng hóa tiện ích khác.

Chị Ngô Thị Dung, phường Lam Sơn (TP Thanh Hóa), cho biết: Tôi thường xuyên mua sắm thực phẩm, hàng công nghệ phẩm tại cửa hàng tiện lợi của WinMart thay vì việc đi chợ truyền thống hay vào siêu thị như trước đây bởi nhiều tiện ích như: hàng hóa phong phú, tươi ngon, có kiểm định chất lượng và được tư vấn, hỗ trợ chế biến ngay tại quầy. Thêm vào đó không phải chen chúc, lo gửi phương tiện như đi chợ truyền thống.

Tại Siêu thị Điện máy XANH, ngoài địa bàn TP Thanh Hóa, siêu thị cũng đã đẩy mạnh thị trường ở khu vực nông thôn để cung ứng đến khách hàng sản phẩm điện máy gia dụng tầm trung, phù hợp với điều kiện chi tiêu ở nông thôn và gia tăng các dịch vụ bảo hành, sửa chữa thiết bị sau bán hàng.

Tiếp nối đà phát triển ấy, từ đầu năm đến nay, nhiều hoạt động thương mại phục hồi tích cực, các chương trình kích cầu tiêu dùng, tháng khuyến mại tập trung... được các DN, siêu thị, chuỗi cửa hàng tổ chức đồng loạt thúc đẩy nhu cầu mua sắm tăng. Nhiều DN, siêu thị, cơ sở, chuỗi cửa hàng cũng đã tìm cách thích ứng, thay đổi mô hình kinh doanh, cân đối lại đội ngũ nhân sự. Bên cạnh đó, kết hợp bán hàng đa kênh trên nhiều nền tảng thương mại điện tử, góp phần tạo môi trường kinh doanh đa dạng, phong phú, thích ứng với tình hình mới. Đối với lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xu hướng chuyển đổi số ngày càng được quan tâm, nhất là việc phát triển hạ tầng về công nghệ, thông tin. Đây là điều kiện để các DN, hệ thống bán lẻ, đơn vị sản xuất, kinh doanh phát triển các nền tảng dịch vụ mới theo hướng hiện đại, số hóa. Qua đó, góp phần thu hút người tiêu dùng, tăng doanh thu. Theo đại diện các DN bán lẻ lớn trên địa bàn tỉnh như Siêu thị Co.opmart, Trung tâm mua sắm điện máy Nguyễn Kim, FPT shop..., một trong những yếu tố giúp DN bán lẻ trong tỉnh giữ vững sức bật từ đầu năm đến nay là khả năng thích nghi với thị trường rất tốt. Các DN và các mạng lưới bán lẻ đã nhanh nhạy và kịp thời trong việc đầu tư ứng dụng về hình thức mua bán trực tuyến giúp kích cầu tiêu dùng hiệu quả. Với những phục hồi tích cực, nên hoạt động thương mại tuy đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng 7 tháng năm 2023 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu vẫn đạt hơn 76.173 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ.

Nhằm tạo đà cho thị trường bán lẻ tăng tốc, phát triển hơn trong thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành, địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi, tích cực hơn nữa trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh cho DN. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển DN nhỏ và vừa, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng chuyên doanh. Tiếp tục triển khai nhiều giải pháp khai phá điểm nghẽn đầu ra cho sản xuất và xuất khẩu. Trong đó, tập trung cho việc xúc tiến thương mại, hỗ trợ DN tìm đơn hàng mới, mở rộng thị trường. Coi trọng phát triển thị trường nội địa và thực hiện các giải pháp khuyến khích tiêu dùng. Chú trọng phát triển các ngành dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ và năng lực cạnh tranh. Tăng cường công tác quản lý thị trường, xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, gian lận thương mại..., góp phần đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh, cung - cầu hàng hóa ổn định, chất lượng, bảo vệ quyền lợi chính đáng của cơ sở sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng, đồng thời giúp các DN bán lẻ kinh doanh thuận lợi, tăng tốc hơn trong thời gian tới.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]