(Baothanhhoa.vn) - Các doanh nghiệp (DN) quy mô nhỏ và vừa là đối tượng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, từ nguồn nhân lực đến tiếp cận cơ chế, chính sách và đặc biệt là nguồn vốn. Tuy nhiên hiện nay, việc thiết kế cơ chế, môi trường đầu tư, phát triển chưa chú trọng nhiều đến lực lượng DN này. Đây là một trong những tâm tư được DN gửi đến Hội nghị gặp gỡ DN năm 2023 sẽ được tỉnh Thanh Hóa tổ chức vào sáng 31-3.

Quan tâm thiết kế, thực thi các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các doanh nghiệp (DN) quy mô nhỏ và vừa là đối tượng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, từ nguồn nhân lực đến tiếp cận cơ chế, chính sách và đặc biệt là nguồn vốn. Tuy nhiên hiện nay, việc thiết kế cơ chế, môi trường đầu tư, phát triển chưa chú trọng nhiều đến lực lượng DN này. Đây là một trong những tâm tư được DN gửi đến Hội nghị gặp gỡ DN năm 2023 sẽ được tỉnh Thanh Hóa tổ chức vào sáng 31-3.

Quan tâm thiết kế, thực thi các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong tổng số khoảng 27.000 doanh nghiệp (DN) có đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, hiện có đến 95% là DN nhỏ và vừa. Tuy quy mô còn hạn chế nhưng theo con số tham chiếu thống kê hàng năm, có thể khẳng định vai trò và sự đóng góp rất lớn và toàn diện của lực lượng DN này đối với mọi mặt của xã hội, như tạo ra 40% tổng sản phẩm trên địa bàn, đóng góp 30% ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm cho khoảng 60% lao động.

Ngoài ra, các DN này còn mang lại những giá trị chưa “đong đếm” hết, như góp phần đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ cho các DN lớn, các vấn đề an sinh, văn hóa xã hội… Đặc biệt, đây chính là tương lai của nền kinh tế khi các DN này tiếp tục trưởng thành.

Tuy nhiên, đối tượng DN này gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, từ nguồn nhân lực đến tiếp cận cơ chế, chính sách và nhất là nguồn vốn...

Hiện nay, Nhà nước đã ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa. Tỉnh Thanh Hoá cũng ban hành chính sách hỗ trợ DN, giai đoạn 2022-2025 trên nhiều lĩnh vực như đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ tư vấn chuyên sâu cho DN tiếp cận thị trường xuất khẩu mới, hỗ trợ DN mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, hỗ trợ kinh phí tư vấn chuyển đổi số và áp dụng công nghệ số… với hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn thụ hưởng chưa được thiết kế đặc thù cho đối tượng DN nhỏ và vừa, khiến đối tượng này khó tiếp cận, thụ hưởng chính sách.

Việc tạo ra cơ chế riêng, tổng thể và có tính chiến lược sẽ giúp các DN vượt qua 3-5 năm đầu tiên (với khoảng 85% tổng DN rời bỏ thị trường sau khi thành lập). Do đó, chính sách đặc thù và khác biệt cần có như một điều tất yếu. Trong đó, cơ chế tiếp cận vốn ưu đãi, giảm bớt thủ tục hành chính, minh bạch và công khai quy hoạch, tiếp cận cơ hội kinh doanh là những yếu tố thiết yếu để DN nhỏ và vừa tồn tại và phát triển. Sau thời gian đó, các DN sẽ tự phát triển và chúng ta sẽ có 1 đội ngũ DN bền vững, tránh lãng phí các nguồn lực.

Lê Xuân Tưởng, Chủ tịch Hệ thống giáo dục T School


Lê Xuân Tưởng, Chủ tịch Hệ thống giáo dục T School

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]