Quan Sơn chủ động quản lý, bảo vệ rừng bền vững, hiệu quả
Đến thăm Trạm Kiểm lâm Na Mèo, thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Quan Sơn có 4 cán bộ, kiểm lâm viên (KLV) được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ trên 28.962 ha rừng thuộc các xã Na Mèo, Mường Mìn, Sơn Điện. Qua câu chuyện với các anh KLV Trạm Kiểm lâm Na Mèo, chúng tôi được biết, địa bàn các xã do trạm quản lý có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập của người dân chủ yếu phụ thuộc vào rừng...
Kiểm lâm viên Hạt Kiểm lâm huyện Quan Sơn kiểm tra rừng tại xã Trung Hạ.
Để làm tốt nhiệm vụ được giao, ngoài tham mưu cho chính quyền các xã chủ động bảo vệ rừng (BVR) tại gốc, trạm đã chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, từ công tác tuyên truyền đến tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm Luật Lâm nghiệp...
Huyện Quan Sơn có trên 82.000 ha rừng. Rừng Quan Sơn được xác định là vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hanh. Trong đó, 3.191,9 ha rừng tại 7 xã trọng điểm gồm: Na Mèo, Mường Mìn, Sơn Thủy, Sơn Hà, Trung Xuân, Tam Thanh và xã Tam Lư có vật liệu cháy như cây le, lau lách, thực bì rất dày, khô nỏ, được xác định luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy cao, ở cấp rất nguy hiểm trong mùa nắng nóng. Thực tế sản xuất lâm nghiệp các năm vừa qua có nhiều chuyển biến, diện tích đất trống đã cơ bản trồng rừng, diện tích đất nông nghiệp của Nhân dân đang sản xuất đã bạc màu, đặc biệt là ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ các năm vừa qua, nhiều diện tích sản xuất lúa nước đã bị vùi lấp, dẫn đến tình trạng người dân thiếu đất sản xuất... Một bộ phận người dân thường vào rừng săn bắn và khai thác lâm sản phục vụ nhu cầu của gia đình và tạo nguồn thu nhập, gây áp lực cho an ninh rừng trên địa bàn. Ngoài ra, nhu cầu sử dụng gỗ gia dụng, nhất là gỗ làm nhà rất lớn; phong tục tập quán lạc hậu, phát nương làm rẫy của đồng bào, nhất là đồng bào Mông; tình trạng đốt ong lấy mật khá phổ biến... là những nguyên nhân chính gây cháy rừng, mất an ninh rừng trên địa bàn.
Xác định rừng không chỉ là nguồn tài nguyên quý, có giá trị lớn về sinh thái, môi trường, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh - quốc phòng mà còn góp phần thiết thực tạo thêm việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho đồng bào địa phương, Huyện ủy, UBND huyện, các xã, thị trấn, các ngành chức năng, chủ rừng và người dân huyện Quan Sơn đã chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp bảo vệ, phát triển rừng (BV&PTR).
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Quan Sơn Nguyễn Hữu Hậu, chia sẻ: Theo chức năng nhiệm vụ, Hạt Kiểm lâm huyện Quan Sơn đã chỉ đạo KLV công tác địa bàn chủ động tham mưu cho đảng ủy các xã, thị trấn ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, BV&PTR. Tham mưu cho chủ tịch UBND các xã, thị trấn rà soát các khu vực trọng điểm về an ninh rừng, cháy rừng, xây dựng và triển khai thực hiện phương án BVR, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) theo phương châm “4 tại chỗ”; kiện toàn, xây dựng các tổ liên gia tự quản BVR ở cơ sở, đặc biệt chú trọng vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng, mất an ninh rừng; đầu tư mua sắm trang thiết bị, dụng cụ cho lực lượng tham gia chữa cháy rừng ở cơ sở. Các xã trên địa bàn đã tăng cường thực hiện tốt trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để BVR, PCCCR, quản lý lâm sản. Tổ chức cho các hộ gia đình ký cam kết BVR, PCCCR; phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý 617,37 ha đất quy hoạch canh tác nương rẫy cũ tại 3 bản đồng bào Mông thuộc các xã Na Mèo và Sơn Thủy. Việc ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác rừng, buôn bán, vận chuyển, kinh doanh, chế biến lâm sản trái pháp luật được tăng cường thực hiện.
Ngoài việc đưa KLV về địa bàn tham mưu cho chính quyền cơ sở để BVR tại gốc, hạt kiểm lâm đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tăng cường tuần tra, kiểm tra an ninh rừng tại các khu vực trọng điểm, khu vực giáp ranh còn giàu tài nguyên. Chú trọng từ công tác tuyên truyền đến tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật về lâm nghiệp. Đổi mới công tác trinh sát, phương thức hoạt động tuần tra các vùng rừng còn giàu tài nguyên và biết dựa vào chính quyền, Nhân dân để phát hiện và ngăn chặn các đối tượng xấu lén lút vào rừng khai thác gỗ trái phép. Công tác quản lý lâm sản, tang vật sau khi xử lý cũng được quan tâm bảo vệ tốt, chế độ xuất, nhập đúng nguyên tắc, đúng quy chế, không để xảy ra thất thoát hoặc thiếu hụt. Kiểm tra, giám sát khai thác lâm sản của các đơn vị, người dân trên địa bàn đúng quy định.
Hạt Kiểm lâm Quan Sơn đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền từ huyện xuống xã ban hành hệ thống văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý BV&PTR. Trong đó, nổi bật là tham mưu cho trưởng ban chỉ đạo thực hiện Chương trình Mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững huyện báo cáo Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện kiểm tra, giám sát trách nhiệm quản lý, BV&PTR đối với các xã trọng điểm về an ninh rừng và cháy rừng. KLV đã tham mưu cho đảng ủy các xã, thị trấn ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, BV&PTR. Tham mưu cho chủ tịch UBND các xã, thị trấn kiện toàn ban chỉ đạo cấp xã, xây dựng kế hoạch, phương án BVR, PCCCR theo phương châm “4 tại chỗ". Ngoài lực lượng nòng cốt và các phương tiện phục vụ BVR, PCCCR ở cấp huyện, cấp xã và các chủ rừng có 91 tổ, đội quần chúng với hơn 1.000 người tham gia BVR, PCCCR. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hai hội nghị tập huấn tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lâm nghiệp gắn với phát động cộng đồng dân cư xây dựng mô hình quản lý nguồn lửa đảm bảo an toàn trong và ven rừng. Tiếp tục triển khai đề án tiếp nhận và xử lý thông tin, kiến nghị, đề nghị của Nhân dân về công tác kiểm lâm; tổ chức các hội nghị lắng nghe ý kiến của Nhân dân về công tác lâm nghiệp, công tác kiểm lâm. Tham mưu cho chính quyền các xã kiện toàn, xây dựng các tổ liên gia tự quản BVR ở cơ sở, đặc biệt chú trọng vùng trọng điểm có nguy cơ mất an ninh rừng. Quản lý cưa xăng, súng săn; quản lý gỗ làm nhà có hiệu quả...
Năm 2023, Hạt Kiểm lâm huyện Quan Sơn đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 33 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, thu nộp ngân sách 412 triệu đồng. Kết quả nổi bật là toàn bộ diện tích rừng của Quan Sơn đã được chăm sóc, bảo vệ an toàn, độ che phủ của rừng hiện nay đạt 89,24%. An ninh rừng trên địa bàn huyện Quan Sơn cơ bản ổn định, kiểm soát được tình hình cháy rừng, phá rừng trái pháp luật. Cấp ủy, chính quyền đã chủ động thực hiện tốt công tác BVR, PCCCR. Nhận thức của người dân trong công tác BVR, PCCCR được nâng lên, góp phần bảo vệ “lá phổi xanh” cho vùng biên giới huyện Quan Sơn với nước bạn Lào.
Bài và ảnh: Thu Hòa
{name} - {time}
-
2024-11-24 18:28:00
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD
-
2024-11-24 16:25:00
Hội nghị xúc tiến đầu tư - kết nối giao thương Thanh Hóa - TP Hồ Chí Minh - khu vực Đông Nam Bộ
-
2023-12-22 09:34:00
Vượt kế hoạch trồng rừng tập trung năm 2023
Giá xăng dầu đồng loạt tăng từ chiều 21/12, loại cao nhất lên 22.140 đồng/lít
Hoàn thành các hạng mục 2 dự án cao tốc qua Thanh Hóa trước ngày 31/12
Xây dựng các vùng trồng cây ăn quả bền vững
Hình thành vùng chuyên canh cây trồng hiệu quả kinh tế cao
Yêu cầu quyết liệt triển khai lập hóa đơn điện tử với bán lẻ xăng dầu
Prudential được vinh danh trong Top 100 doanh nghiệp bền vững
Ham lãi cao, nhiều “nhà đầu tư” tiếp tục nhận bài học đắt giá
Thiệu Hóa đưa công tác quản lý đất đai vào nền nếp
Gạo Việt Nam trước cơ hội làm chủ thị trường