(Baothanhhoa.vn) - Theo thông tin của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện nay, cây lúa đang giai đoạn đứng cái đến làm đòng, một số diện tích chuẩn bị trỗ. Tuy nhiên, do thời gian qua, điều kiện thời tiết có sương mù và mưa phùn rải rác, trưa và chiều trời hửng nắng đã làm một số loại sâu bệnh phát sinh gây hại; đáng chú ý nhất là bệnh đạo ôn lá; bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn có tỷ lệ phổ biến 3 - 5%, cao 10 - 20%; sâu cuốn lá nhỏ lứa 2; rầy nâu và rầy lưng trắng mật độ thấp, gây hại rải rác.

Phòng, chống sâu bệnh gây hại trên lúa đông xuân

Theo thông tin của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện nay, cây lúa đang giai đoạn đứng cái đến làm đòng, một số diện tích chuẩn bị trỗ. Tuy nhiên, do thời gian qua, điều kiện thời tiết có sương mù và mưa phùn rải rác, trưa và chiều trời hửng nắng đã làm một số loại sâu bệnh phát sinh gây hại; đáng chú ý nhất là bệnh đạo ôn lá; bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn có tỷ lệ phổ biến 3 - 5%, cao 10 - 20%; sâu cuốn lá nhỏ lứa 2; rầy nâu và rầy lưng trắng mật độ thấp, gây hại rải rác.

Phòng, chống sâu bệnh gây hại trên lúa đông xuân

Nông dân xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa) phun thuốc trừ sâu bệnh gây hại trên lúa theo nguyên tắc “4 đúng”.

Thời gian cây lúa làm đòng đến trỗ là giai đoạn quyết định năng suất, khả năng đền bù sinh khối của lúa thấp, cùng với điều kiện khí hậu ấm dần dễ phát sinh sâu bệnh gây hại ở mức độ cao, gây thiệt hại lớn.

Vì vậy, để hạn chế tối đa thiệt hại do sâu bệnh gây ra, các huyện, thị xã, thành phố đã và đang phân công cán bộ chuyên môn tăng cường kiểm tra đồng ruộng, điều tra phát hiện các loại sâu bệnh; thường xuyên thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình sâu bệnh hại lúa và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ để nông dân thực hiện kịp thời, hiệu quả.

Để việc phòng, trừ sâu bệnh đạt hiệu quả, ngành nông nghiệp khuyến cáo đối với diện tích lúa trỗ trước ngày 20-4-2022, thực hiện phun phòng toàn bộ diện tích lúa đã bị đạo ôn lá, trên diện tích lúa trỗ cần kiểm tra chặt chẽ, phun trừ khi bệnh mới phát sinh, có vết bệnh trên cổ bẹ lá đòng hoặc trên cổ bông, cổ gié lúa. Đối với sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, rầy,... chỉ phun thuốc bảo vệ thực vật khi mật độ sâu đến ngưỡng gây hại.

Tin và ảnh: Hương Thơm


Tin và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]