(Baothanhhoa.vn) - Có dịp về thăm một số xã như Phú Lộc, Hoa Lộc, Tuy Lộc, Minh Lộc, Hưng Lộc... chúng tôi cảm nhận được cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây đã nỗ lực khắc phục khó khăn, tập trung sản xuất các loại cây trồng chủ lực như lúa (lúa chất lượng cao, lúa giống), lạc, ngô (ngô ngọt, ngô bao tử), khoai tây, ớt xuất khẩu và dược liệu. Các con nuôi chủ lực như lợn, gà, bò, thỏ, ngao và tôm, cá... cũng đang được đầu tư phát triển mạnh. Các vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao, vùng chuyên trồng lúa lai, lúa thuần năng suất cao, chất lượng khá để làm nguyên liệu cho ngành chăn nuôi và chế biến đã được hình thành. Đến tháng 2-2022, toàn huyện đã chuyển đổi được hơn 1.500 ha đất kém hiệu quả sang phát triển trang trại, nuôi, trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao. 

Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Hậu Lộc

Có dịp về thăm một số xã như Phú Lộc, Hoa Lộc, Tuy Lộc, Minh Lộc, Hưng Lộc... chúng tôi cảm nhận được cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây đã nỗ lực khắc phục khó khăn, tập trung sản xuất các loại cây trồng chủ lực như lúa (lúa chất lượng cao, lúa giống), lạc, ngô (ngô ngọt, ngô bao tử), khoai tây, ớt xuất khẩu và dược liệu. Các con nuôi chủ lực như lợn, gà, bò, thỏ, ngao và tôm, cá... cũng đang được đầu tư phát triển mạnh. Các vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao, vùng chuyên trồng lúa lai, lúa thuần năng suất cao, chất lượng khá để làm nguyên liệu cho ngành chăn nuôi và chế biến đã được hình thành. Đến tháng 2-2022, toàn huyện đã chuyển đổi được hơn 1.500 ha đất kém hiệu quả sang phát triển trang trại, nuôi, trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao.

Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Hậu LộcMô hình trồng khoai tây cho hiệu quả kinh tế cao tại xã Phú Lộc.

Giai đoạn 2018-2021, huyện đã mở rộng diện tích được ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến và công nghệ cao trong sản xuất rau an toàn, sản phẩm sạch và hoa trong nhà lưới, nhà kính; ứng dụng các công nghệ tưới phun, tưới tiết kiệm nước và cơ giới hóa liên hoàn trong sản xuất với diện tích gần 300 ha. Mở rộng diện tích cây có giá trị kinh tế cao như ớt xuất khẩu, ngô ngọt, dưa các loại, khoai tây, cải bó xôi... với diện tích hơn 1.450 ha. Phát triển được các chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ cho 1.430 ha cây trồng hàng hóa cho giá trị kinh tế cao. Liên kết với doanh nghiệp ký hợp đồng theo chuỗi khép kín từ sản xuất đến bao tiêu sản phẩm. Giá trị các loại cây trồng theo chuỗi liên kết sản xuất đạt bình quân cả năm từ 300 đến 500 triệu đồng/ha.

Trong chăn nuôi, huyện xác định đối tượng con nuôi chủ lực là bò thịt, gia cầm, thủy cầm; phấn đấu đến năm 2025, chăn nuôi tăng trưởng 53,7%. Giải pháp trọng tâm là: cải tạo và nâng tầm vóc đàn bò, chất lượng đàn lợn nái nền, đàn gia cầm giống, để nâng chất lượng đàn gia súc, gia cầm thương phẩm; nhân rộng các mô hình chăn nuôi hiệu quả; quy hoạch các vùng trọng điểm chăn nuôi... Đến tháng 3-2022, huyện Hậu Lộc đã phát triển được trên 1.000 trang trại và gia trại, trong đó có 116 trang trại đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong đó, huyện đã có 76 trang trại gà và lợn đã hình thành chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Nhìn chung, các mô hình trang trại sau khi chuyển đổi đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn khoảng 10 lần so với trồng lúa.

Lĩnh vực thủy sản, Hậu Lộc xác định là thế mạnh, mũi nhọn, đã và đang triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phấn đấu đến năm 2025 tổng sản lượng đạt 60.000 tấn; chiếm 62,49% cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản. Phát triển ngành thủy sản toàn diện, hiệu quả bền vững, trở thành ngành sản xuất hàng hóa chính của huyện, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, hội nhập thị trường khu vực, từng bước nâng cao thu nhập và mức sống của người dân gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Vụ xuân - hè năm 2022, huyện đã đưa 1.855 ha vào nuôi trồng thủy sản, các đối tượng nuôi chủ lực, có giá trị kinh tế cao như tôm thẻ chân trắng, tôm sú, ngao Bến Tre... Nhiều mô hình thâm canh tôm thẻ chân trắng công nghiệp trong nhà bạt, áp dụng quy trình nuôi VietGAP bảo đảm môi trường và an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm và thu nhập cao đang thực hiện tại các xã Hòa Lộc, Đa Lộc...

Huyện tiếp tục chỉ đạo các xã chuyển hàng trăm ha đất trồng lúa sâu trũng kém hiệu quả, đất sản xuất muối kém hiệu quả và vùng ven đê nhiễm mặn sang sản xuất theo mô hình trang trại tổng hợp như lúa - cá, nuôi thủy sản nước lợ, phấn đấu đến năm 2025 tổng diện tích nuôi thủy sản đạt 2.014 ha. Đồng thời, thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến tập trung ở cụm công nghiệp nghề cá Hòa Lộc, Hải Lộc. Từng bước hình thành đội tàu công suất trên 400 CV làm dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển, chủ động thu mua hải sản tại ngư trường cho các tàu khai thác, nâng cao giá trị thu nhập cho ngư dân.

Thực hiện đề án phát triển nông nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, huyện Hậu Lộc đã cơ cấu lại ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thực phẩm, xác định các lĩnh vực mũi nhọn, các sản phẩm chủ lực, có lợi thế và tiềm năng phát triển nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Quy hoạch và triển khai xây dựng các vùng chuyên canh, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất các loại sản phẩm nông, lâm, thủy sản mà huyện có tiềm năng, lợi thế, phù hợp với thị trường, tạo chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất, hiệu quả, bảo đảm phát triển bền vững cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Mục tiêu chung của huyện là phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành cơ cấu nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Cụ thể đến năm 2025, diện tích gieo trồng lúa cả năm còn khoảng 7.949 ha, trong đó chủ yếu là lúa chất lượng cao. Huyện đã quy hoạch và triển khai các giải pháp cụ thể phát triển vùng chuyên canh sản xuất ngô đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu cho chế biến và nhu cầu ngô hàng hóa (ngô bao tử), phấn đấu diện tích trồng ngô đến năm 2025 đạt 1.275 ha, năng suất bình quân 55,5 tạ/ha. Hình thành vùng sản xuất cây dược liệu trên địa bàn các xã: Triệu Lộc, Đại Lộc, Thành Lộc, Tiến Lộc, Đồng Lộc, với các sản phẩm dược liệu, bao gồm: ba kích, đinh lăng, củ mài, hương nhu trắng, ích mẫu, nghệ vàng, cà gai leo... Vùng chuyên canh rau màu hàng hóa ứng dụng công nghệ cao bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm như rau cải chân vịt, dưa bao tử, dưa hấu hắc mỹ nhân, dưa đỏ, ớt,... phấn đấu đến năm 2025 diện tích khoảng 2.637 ha, sản lượng đạt 31.823 tấn.

Trao đổi với chúng tôi, đại diện lãnh đạo UBND huyện Hậu Lộc, cho biết: Để triển khai đề án phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, hiệu quả bền vững ngoài việc chủ động chỉ đạo các giải pháp cụ thể cho từng cây, con chủ lực gắn với từng vùng, huyện chú trọng đến các nhóm giải pháp đồng bộ như: quy hoạch và phát triển sản phẩm chủ lực gắn với thị trường tiêu thụ; chuyển nhượng, tích tụ và sử dụng hiệu quả đất đai; vốn và tín dụng; chính sách về lao động, việc làm; các chính sách về phát triển kinh tế trang trại, HTX, thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tăng quy mô và sử dụng hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp; tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp; xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất tập trung; ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ, ưu tiên một số lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất; đổi mới công tác tổ chức sản xuất, đặc biệt đổi mới hoạt động của các HTX; khuyến nông, đào tạo nguồn nhân lực, cơ cấu lại lực lượng lao động nông thôn; bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu gắn phát triển nông nghiệp bền vững.

Bài và ảnh: Thu Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]