(Baothanhhoa.vn) - Với ưu thế về điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng phù hợp nhiều loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày, những năm qua, các huyện miền núi đã vận dụng các cơ chế của tỉnh; đồng thời, ban hành chính sách hỗ trợ phù hợp với địa phương để mở rộng, phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển cây công nghiệp lợi thế gắn với các nhà máy chế biến ở miền núi

Phát triển cây công nghiệp lợi thế gắn với các nhà máy chế biến ở miền núi

Sản xuất gỗ ván bóc tại HTX chế biến lâm sản Lang Chánh, xã Giao Thiện (Lang Chánh).

Với ưu thế về điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng phù hợp nhiều loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày, những năm qua, các huyện miền núi đã vận dụng các cơ chế của tỉnh; đồng thời, ban hành chính sách hỗ trợ phù hợp với địa phương để mở rộng, phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến.

Đến nay, trên địa bàn các huyện miền núi đã phát triển được 130.000 ha rừng sản xuất tập trung, chủ yếu là cây keo, xoan ở các huyện Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát...; 131.000 ha tre, luồng, tập trung tại các huyện Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Ngọc Lặc. Đối với những cây công nghiệp hàng năm, đã hình thành hơn 24.000 ha mía nguyên liệu, 13.500 ha sắn nguyên liệu, 65 ha cây gai xanh... tập trung ở các huyện Thạch Thành, Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Bá Thước, Thường Xuân, Như Xuân, Nông Cống, Như Thanh... phục vụ nguồn nguyên liệu chế biến tại chỗ cho các nhà máy, đồng thời, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân.

Nhằm nâng cao chất lượng, giá trị các loại cây công nghiệp này theo hướng bền vững, ngành nông nghiệp cũng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, các chủ rừng phối hợp với doanh nghiệp, nhà máy nghiên cứu, lập kế hoạch triển khai quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ FSC cho diện tích rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với các loại cây có lợi thế phát triển và thuận lợi trong tiêu thụ, như keo, nứa, vầu. Đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 17.400 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC. Sản phẩm gỗ rừng trồng theo tiêu chuẩn FSC được các doanh nghiệp chế biến gỗ cam kết thu mua với giá cao hơn rừng trồng thông thường, chế biến xuất khẩu sang thị trường các nước EU. Với các loại cây ngắn ngày như mía, sắn, gai xanh, hiện các địa phương cũng đang tích cực phát triển, mở rộng diện tích thâm canh nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế và đáp ứng tốt nhu cầu cho các nhà máy chế biến trong giai đoạn tới.

Tại huyện Thường Xuân, để góp phần xóa đói, giảm nghèo và cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, huyện đã thực hiện các giải pháp gắn phát triển kinh tế lâm nghiệp với chế biến lâm sản. Theo đó, địa phương đã chuyển đổi từ khai thác tài nguyên rừng sang trồng mới, bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh và khai thác rừng trồng một cách hiệu quả. Điều này đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy các doanh nghiệp, hộ cá thể đầu tư sản xuất chế biến lâm sản. Đến nay, địa phương đã thu hút được 6 nhà máy chế biến lâm sản và một số đơn vị sản xuất lớn, như: Công ty TNHH Công nghiệp gỗ Thanh Hoa, Công ty CP Dokata Thường Xuân... đã đủ tiêu chuẩn xuất khẩu gỗ sang các thị trường khó tính như Mỹ và các nước EU.

Cùng với chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện Quan Hóa cũng đã có nhiều giải pháp phát triển rừng luồng thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm rừng trồng, từng bước hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, huyện đã thâm canh, phục tráng được 4.100 ha luồng, trong đó có 2.369,6 ha luồng được cấp chứng chỉ FSC. Địa phương cũng đã thu hút được 22 cơ sở chế biến lâm sản. Các sản phẩm sau khi sản xuất, chế biến được tiêu thụ tại thị trường trong nước và một phần được xuất khẩu sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc). Năm 2020, giá trị sản xuất lâm nghiệp toàn huyện đạt 335,622 tỷ đồng, trong đó giá trị xuất khẩu là 4,8 triệu USD.

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 130 cơ sở, doanh nghiệp tham gia hoạt động chế biến lâm sản. Tuy nhiên, theo thống kê của ngành nông nghiệp, sản lượng lâm sản khai thác mới đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu chế biến. Khó khăn hiện tại của các cơ sở chế biến lâm sản trong tỉnh phần lớn do lỏng lẻo trong khâu liên kết giữa các nhà máy và vùng nguyên liệu. Do đó, trong khi các nhà máy chế biến trên địa bàn chưa đủ nguyên liệu sản xuất thì nhiều hộ dân vẫn phải tiêu thụ sản phẩm qua thương lái. Bên cạnh đó là hạn chế về năng lực công nghệ, hiện rất ít nhà máy được đầu tư chế biến sâu, khiến nguồn nguyên liệu lâm sản tuy dồi dào nhưng chưa được gia tăng cao về giá trị, khiến người dân chưa mặn mà liên kết với nhà máy tại địa bàn.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất và ổn định sản lượng nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến, mối liên kết giữa nhà máy với các vùng nguyên liệu cần được chặt chẽ hơn nữa. Bên cạnh đó, trong quy hoạch phát triển, các ngành, địa phương cần nghiên cứu, bố trí cự ly các nhà máy với khoảng cách phù hợp, tạo điều kiện cho các nhà máy hoạt động hiệu quả và thuận lợi cho người dân tiêu thụ sản phẩm.

Bách Nguyên


Bách Nguyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]