(Baothanhhoa.vn) - Nhằm khắc phục tình trạng ruộng đất phân tán, manh mún để hình thành các vùng chăn nuôi, cây trồng tập trung quy mô lớn, thời gian qua các địa phương trong tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 11-1-2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 192/2019/NQ–HĐND ngày 16-10-2019 của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025. Những kết quả đạt được đã từng bước hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao và các chuỗi giá trị trong nông nghiệp.

Những “quả ngọt” trong thực hiện tích tụ ruộng đất ở Thanh Hóa

Nhằm khắc phục tình trạng ruộng đất phân tán, manh mún để hình thành các vùng chăn nuôi, cây trồng tập trung quy mô lớn, thời gian qua các địa phương trong tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 11-1-2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 192/2019/NQ–HĐND ngày 16-10-2019 của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025. Những kết quả đạt được đã từng bước hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao và các chuỗi giá trị trong nông nghiệp.

Những “quả ngọt” trong thực hiện tích tụ ruộng đất ở Thanh HóaDiện tích đất nông nghiệp của xã Xuân Hòa (Thọ Xuân) được người dân đưa các giống lúa có năng suất cao vào sản xuất. Ảnh: Minh Hiếu

Những năm gần đây, thực hiện chủ trương tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã Quảng Hòa (Quảng Xương) đã tập trung chuyển đổi được gần 30 ha diện tích đất vùng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang phát triển các mô hình kinh tế trang trại, gia trại kết hợp giữa chăn nuôi, trồng trọt cho hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã đã làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình. Tiêu biểu như gia đình anh Lê Ngọc Long, thôn 2, xã Quảng Hòa, năm 2015, được chính quyền địa phương tạo điều kiện cho thầu 2 ha đất ruộng cấy lúa kém năng suất tại khu đồng Bùi, thôn 2, anh Long đã mạnh dạn đầu tư vốn để xây dựng trang trại. Sau gần 7 năm phát triển chăn nuôi thỏ, đến nay anh Lê Ngọc Long đã xây dựng được 10 dãy chuồng nuôi thỏ với quy mô khép kín, hiện đại, lắp đặt hệ thống thông gió, điều hòa điều chỉnh được mức nhiệt phù hợp với con nuôi. Ngoài nuôi thỏ, anh Long còn tận dụng những diện tích đất trống để trồng cỏ voi nuôi bò sinh sản, bò thịt với tổng đàn luôn duy trì từ 10 con trở lên kết hợp với đào ao thả cá và trồng các loại cây ăn quả... hằng năm, sau khi trừ các khoản chi phí, mô hình chăn nuôi tổng hợp của anh Long cho thu lãi khoảng 300 triệu đồng/năm.

Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU, huyện Quảng Xương đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung đất đai phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Theo đó, huyện đã tập trung rà soát, định hướng, hình thành vùng sản xuất các sản phẩm chủ lực và có lợi thế ở các xã, thị trấn và xác định đây chính là khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp cả trước mắt, cũng như lâu dài. Bên cạnh đó, huyện tập trung tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân về việc thực hiện tích tụ ruộng đất. Đồng thời, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các hình thức liên kết trong sản xuất giữa người dân với HTX và doanh nghiệp; trong đó doanh nghiệp có vai trò hạt nhân liên kết để phát triển sản xuất hàng hóa lớn, tập trung. Đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành được nhiều vùng nguyên liệu nông nghiệp công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến như: vùng nguyên liệu sản xuất tập trung lúa gạo chất lượng cao, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, có quy mô trên 350 ha ở các xã Quảng Văn, Quảng Hòa, Quảng Hợp, Quảng Ngọc...; vùng sản xuất rau an toàn tập trung VietGAP trên 28 ha ở các xã Quảng Lưu, Quảng Hợp, Quảng Yên, thị trấn Tân Phong; vùng sản xuất khoai tây, ớt, ngô ngọt... Việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao không chỉ góp phần giúp các xã, thị trấn hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, mà còn giúp người dân từng bước tiếp cận phương thức làm ăn, sản xuất mới, hiện đại hơn và cho thu nhập cao hơn.

Là địa phương có thế mạnh nông nghiệp, ngay sau khi Nghị quyết 13-NQ/TU được ban hành, Ban Thường vụ Huyện ủy Thọ Xuân đã chỉ đạo UBND huyện xây dựng kế hoạch, triển khai cụ thể hóa nhằm khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp. UBND huyện Thọ Xuân đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các địa phương tích cực tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp, HTX, người dân thực hiện tích tụ, tập trung đất đai. Đồng thời, căn cứ vào điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng để hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh cây trồng. Cùng với thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, huyện đã ban hành và thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, như: Hỗ trợ máy sấy lúa cho các HTX liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ đầu tư hệ thống điện cho các trang trại quy mô lớn, hỗ trợ cho các hộ làm nhà màng, nhà lưới... Trong năm 2021, toàn huyện đã tích tụ thêm 204 ha, nâng tổng số diện tích đã tích tụ tập trung được trên 1.700 ha đất để phát triển các vùng chuyên canh hàng hóa. Đồng thời liên kết với các công ty trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông nghiệp. Tư duy làm nông nghiệp của người dân thay đổi theo hướng tích cực. Năm 2022, toàn huyện Thọ Xuân đặt mục tiêu sẽ tích tụ thêm 250 ha đất để thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Trong những năm qua, cùng với hệ thống chính sách của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhờ đó, đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư, nâng cấp, bộ mặt nông thôn được khởi sắc; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn từng bước được nâng lên, an sinh xã hội ngày càng được đảm bảo. Để từng bước hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao và các chuỗi giá trị trong nông nghiệp; quan hệ sản xuất trong nông nghiệp được đổi mới, việc tích tụ ruộng đất, sản xuất tập trung, tạo ra khối lượng lớn để chế biến, tiêu thụ, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích là xu thế tất yếu trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh Thanh Hóa đang thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. Thời gian qua, bằng nhiều hình thức, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã phát triển được một số mô hình sản xuất tập trung, sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai.

Nhằm khuyến khích các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Thanh Hóa đã ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, như: Đối với các dự án sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao được hỗ trợ tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mức hỗ trợ 25% theo đơn giá đất Nhà nước quy định tại thời điểm nhận chuyển nhượng, nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng/ha; đối với nhóm cây ăn quả, cây dược liệu sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao hoặc theo hướng công nghệ cao được hỗ trợ tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mức hỗ trợ 12,5% theo đơn giá đất Nhà nước quy định tại thời điểm nhận chuyển nhượng, nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng/ha...

Từ những cơ chế, chính sách kích cầu của tỉnh, nhiều địa phương đã triển khai áp dụng, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tích cực tích tụ ruộng đất sản xuất tập trung. Qua gần 3 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU, trên địa bàn tỉnh đã tích tụ, tập trung được gần 27.000 ha đất ở 26 đơn vị cấp huyện; trong đó, diện tích đất nông nghiệp tích tụ được tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao là 1.500 ha. Cùng với đó, tỉnh và các địa phương đã tập trung đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, toàn tỉnh có 890 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (tăng 367 doanh nghiệp so với năm 2015), 717 trang trại, 1.136 tổ hợp tác, 699 HTX nông nghiệp đang hoạt động.

Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách bền vững, cùng với các chính sách của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tiếp tục nghiên cứu xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững; ứng dụng công nghệ cao, thông minh và thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, hiệu quả cao theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm; sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu với mục tiêu phát triển xây dựng nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh và hiện đại.

Minh Hiếu



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]