(Baothanhhoa.vn) - Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) được biết đến như một loại dược liệu có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh nan y. Tuy nhiên, việc nuôi trồng loại dược liệu này đòi hỏi nguồn kinh phí đầu tư lớn, kỹ thuật khắt khe dẫn tới giá thành nguồn ĐTHT thương phẩm trên thị trường tương đối cao. Nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng, thời gian gần đây, một số doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã nghiên cứu, nuôi trồng thành công và nhân rộng các mô hình sản xuất ĐTHT làm dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế hàng tỷ đồng/năm.

Nhân rộng mô hình sản xuất đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) được biết đến như một loại dược liệu có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh nan y. Tuy nhiên, việc nuôi trồng loại dược liệu này đòi hỏi nguồn kinh phí đầu tư lớn, kỹ thuật khắt khe dẫn tới giá thành nguồn ĐTHT thương phẩm trên thị trường tương đối cao. Nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng, thời gian gần đây, một số doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã nghiên cứu, nuôi trồng thành công và nhân rộng các mô hình sản xuất ĐTHT làm dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế hàng tỷ đồng/năm.

Nhân rộng mô hình sản xuất đông trùng hạ thảo

Đại biểu thuộc các cơ quan liên quan của tỉnh tham quan cơ sở sản xuất đông trùng hạ thảo Lạch Trường của hộ gia đình anh Nguyễn Hữu Tấn, xã Hoằng Thanh (Hoằng Hóa).

Với mong muốn nghiên cứu ra một dòng sản phẩm ĐTHT có hàm lượng dược tính cao, năm 2017, anh Trịnh Đức Trọng đã bắt tay nghiên cứu chuyên sâu quy trình nuôi cấy ĐTHT. Năm 2018, Công ty CP Thảo Ngọc Việt được thành lập tại phường Hải Châu, thị xã Nghi Sơn, do anh Trịnh Đức Trọng làm giám đốc, với mục tiêu nhân rộng, phát triển mô hình nuôi cấy, đưa các sản phẩm quý hiếm này đến gần hơn với người tiêu dùng. Với nguồn vốn ban đầu gần 3 tỉ đồng, doanh nghiệp đã đầu tư trang thiết bị máy móc và nuôi cấy ĐTHT trên ký chủ nhộng tằm và cơ chất tổng hợp. Trong quá trình thực hiện dự án, dù gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng bằng niềm đam mê và quyết tâm cao, nhóm nghiên cứu đã cố gắng hoàn thiện quy trình công nghệ, chủ động chọn lọc nguồn gen và nhân giống để cho ra dòng sản phẩm đạt chất lượng ổn định, hàm lượng dược chất cao, với giá thành phù hợp. Anh Trọng cho biết: Để thực hiện thành công dự án nghiên cứu ĐTHT, công ty đã xây dựng cơ sở nuôi cấy hiện đại với các máy móc, trang thiết bị được nhập khẩu từ Mỹ, Nhật. Công nghệ nuôi cấy sử dụng các nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, như: nhộng tằm, gạo lứt, nước dừa, khoai tây và bổ sung vitamin B1, B8. Cùng với đó, phòng kỹ thuật phải bảo đảm nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, hệ thống cấp và lọc khí được lắp đặt tự động, điều chỉnh chính xác cho từng giai đoạn sinh trưởng. Đồng thời, nguồn nhân lực phục vụ nuôi cấy phải được đào tạo bài bản để tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật nuôi cấy, chăm sóc ĐTHT... Nhờ đó, công ty đã thành công ngay từ lứa nuôi cấy đầu tiên và được cơ quan chuyên môn chứng nhận đạt chất lượng, người tiêu dùng lựa chọn.

Được biết, sau 3 năm phát triển sản xuất ĐTHT, Công ty CP Thảo Ngọc Việt đã nghiên cứu, sản xuất thành công các dòng sản phẩm ĐTHT trên ký chủ nhộng tằm, cơ chất tổng hợp và có 4 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Đồng thời, xây dựng được 4 showroom tại Thanh Hóa, Hà Nội, Thái Bình, Nghệ An để trưng bày, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, công ty còn có hệ thống đại lý tiêu thụ các tỉnh, thành phố trên cả nước. Doanh thu hằng năm ước đạt từ 12 - 14 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 5 tỷ đồng/năm.

Không chỉ các đơn vị khoa học, doanh nghiệp mà trên địa bàn tỉnh ta đã có nhiều hộ gia đình mạnh dạn đầu tư sản xuất ĐTHT. Anh Nguyễn Hữu Tấn, xã Hoằng Thanh (Hoằng Hóa) được xem là một trong những hộ đầu tiên trên địa bàn tỉnh bắt tay sản xuất sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao, tiêu chuẩn khắt khe này. Anh Tấn cho biết: Nấm ĐTHT tự nhiên có giá rất cao và cũng không nhiều trên thị trường nên người tiêu dùng ít có cơ hội được sử dụng. Do đó, khi có được thông tin về giá trị dược liệu, hiệu quả kinh tế và đơn vị chuyển giao công nghệ, tôi đã huy động kinh phí, quyết tâm sản xuất ĐTHT theo hướng hàng hóa. Đầu năm 2019, tôi đã đầu tư cơ sở sản xuất ĐTHT với quy mô phòng cấy giống 35m2, phòng ủ tơ 62m2, phòng nuôi trồng 256m2. Các phòng đều bảo đảm tiêu chuẩn về độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, có đầy đủ các thiết bị bảo đảm cho quy trình sản xuất. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nên cơ sở sản xuất ĐTHT của anh Tấn đã tạo ra những sản phẩm chất lượng. Đồng thời, trở thành một trong những chủ thể đầu tiên của huyện Hoằng Hóa có 2 sản phẩm, gồm: ĐTHT tươi Lạch Trường, rượu ĐTHT Lạch Trường được công nhận OCOP 3 sao năm 2020. Ngoài 2 sản phẩm OCOP, cơ sở còn có sản phẩm ĐTHT sấy khô được thị trường và người tiêu dùng ưa chuộng. Doanh thu hằng năm đạt 2,2 - 2,5 tỷ đồng.

Theo thống kê chưa chính thức của Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 15 cơ sở sản xuất ĐTHT thương phẩm. Hầu hết các cơ sở đều được chuyển giao công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến bảo đảm quy trình để tạo ra nguồn sản phẩm chất lượng cung cấp cho thị trường. Tuy nhiên, ĐTHT là loại dược liệu khó trồng, dễ nhiễm khuẩn, yêu cầu kỹ thuật rất khắt khe và vốn đầu tư lớn, nên việc phát triển sản xuất ĐTHT quy mô lớn, nhân rộng mô hình trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Do đó, để phát triển, nhân rộng mô hình theo hướng hàng hóa cần sự quan tâm đúng mức, hỗ trợ của các sở, ngành có liên quan của tỉnh để các chủ thể phát triển ĐTHT mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bài và ảnh: Thanh Hòa


Bài và ảnh: Thanh Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]