(Baothanhhoa.vn) - Cùng nằm ở khu vực châu Á với khoảng cách không quá xa, Thanh Hóa và các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp của Nhật Bản có nhiều điều kiện để hợp tác, kết nối giao thương. Hiện nay, Nhật Bản đã trở thành một trong những đối tác quan trọng hàng đầu trên nhiều lĩnh vực của tỉnh Thanh Hóa. Những kết quả đã đạt được cùng với sự tin tưởng lẫn nhau chính là cơ sở để hai bên tiếp tục phát triển sâu rộng hơn các mối quan hệ và chương trình hợp tác trong tương lai.

Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (21-9-1973 - 21-9-2023) năm 2023 tại tỉnh Thanh Hóa

Nhân lên kết quả hợp tác, đầu tư Thanh Hóa - Nhật Bản

Cùng nằm ở khu vực châu Á với khoảng cách không quá xa, Thanh Hóa và các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp của Nhật Bản có nhiều điều kiện để hợp tác, kết nối giao thương. Hiện nay, Nhật Bản đã trở thành một trong những đối tác quan trọng hàng đầu trên nhiều lĩnh vực của tỉnh Thanh Hóa. Những kết quả đã đạt được cùng với sự tin tưởng lẫn nhau chính là cơ sở để hai bên tiếp tục phát triển sâu rộng hơn các mối quan hệ và chương trình hợp tác trong tương lai.

Nhân lên kết quả hợp tác, đầu tư Thanh Hóa - Nhật BảnDự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn có vốn đầu tư từ Nhật Bản đã đóng góp nguồn thuế không nhỏ cho ngân sách tỉnh Thanh Hóa hằng năm. Ảnh: Lê Đồng

Ngày 26-2-1993, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 324-TC/UBTH về việc thành lập Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tỉnh Thanh Hóa và là một trong những tỉnh sớm nhất thành lập Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tại địa phương. Trên cơ sở các hoạt động ngày càng hiệu quả, những kết quả hợp tác giữa hai bên đang góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hóa.

Với trách nhiệm quốc tế và tình cảm dành cho Nhân dân Thanh Hóa, từ năm 1997 đến nay, “đất nước mặt trời mọc” đã bắt đầu viện trợ ODA cho tỉnh Thanh Hóa thông qua tổ chức JICA/JBIC, mà khởi điểm là Chương trình Tín dụng vốn JBIC chuyên ngành 1 (vốn ODA cam kết tài trợ 500.000 USD). Đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận 10 chương trình, dự án ODA của JICA Nhật Bản với tổng số vốn ODA cam kết tài trợ gần 45,5 triệu USD. Về chương trình viện trợ phi Chính phủ, đến nay trên địa bàn tỉnh đang có 1 tổ chức phi chính phủ Nhật Bản triển khai dự án hỗ trợ giáo dục thông qua Hội Khuyến học tỉnh. Ngoài ra, giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2022, Đại sứ quán Nhật Bản đã thực hiện 24 dự án viện trợ quy mô nhỏ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa về các lĩnh vực y tế, nước sạch, giáo dục với ngân sách trung bình mỗi dự án khoảng 89.000 USD, tiêu biểu như dự án: Phát triển mô hình trường học hữu nghị thân thiện tại điểm trường Chòi Mốt, xã Lương Trung (Bá Thước) với 52.000 USD; xây dựng hệ thống nước sạch tại xã Lũng Niêm (Bá Thước) với 85.000 USD; xây dựng Trạm y tế xã Thiết Kế (Bá Thước) với kinh phí tài trợ 89.000 USD...

Trong quá trình thu hút đầu tư dự án FDI, hiện tỉnh Thanh Hóa đã có 18 dự án do nhà đầu tư Nhật Bản trực tiếp hoặc liên danh với các nhà đầu tư nước ngoài khác để đầu tư, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 12,53 tỷ USD, chiếm 86,7% tổng vốn đăng ký đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh. Tiêu biểu là Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn với tổng vốn đăng ký đầu tư 9 tỷ USD, Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 có vốn đầu tư gần 2,8 tỷ USD. Các dự án của các nhà đầu tư Nhật Bản có quy mô lớn, tác động lan tỏa không những trong tỉnh mà cả khu vực Bắc Trung bộ và Nam đồng bằng Bắc bộ.

Hiện nay, tại tỉnh Thanh Hóa đã thành lập Bộ phận hỗ trợ Nhật Bản tại Thanh Hóa (Japan Desk Thanh Hóa), kiện toàn bộ máy Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tỉnh Thanh Hóa nhằm tăng cường thực hiện xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch và hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư từ Nhật Bản có nhu cầu tìm hiểu đầu tư, kinh doanh tại tỉnh Thanh Hóa.

Tuy là thị trường khó tính bậc nhất thế giới, nhưng 2 năm qua, ngày càng có nhiều hàng hóa của Thanh Hóa xuất thành công sang xứ Phù Tang. Từ chả cá su-ri-mi của thị xã Nghi Sơn, đến sản phẩm mắm tôm của xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) cũng lần lượt vượt qua các tiêu chuẩn khắt khe để sang nước bạn. Năm 2022 vừa qua, sản phẩm thép được sản xuất từ Khu Kinh tế Nghi Sơn với thương hiệu VAS cũng xuất thành công sang thị trường Nhật Bản. Tính riêng năm 2022 vừa qua, giá trị hàng hóa xuất khẩu tỉnh Thanh Hóa sang thị trường Nhật Bản đạt 185,179 triệu USD, chiếm 3,4% trong giá trị xuất khẩu toàn tỉnh. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng dệt may, da giày, thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ, bao bì, lưu huỳnh dạng hạt... Các mặt hàng nhập khẩu từ Nhật Bản chủ yếu bao gồm các nguyên liệu hàng may mặc, vải, máy móc thiết bị...

Nhân lên kết quả hợp tác, đầu tư Thanh Hóa - Nhật BảnPhòng điều hành tại Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 - dự án có một phần vốn đầu tư từ Nhật Bản. Ảnh: Lê Đồng

Nhằm tăng cường trao đổi, đẩy mạnh hợp tác, trong giai đoạn 2016-2022, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 2 đoàn công tác cấp cao sang triển khai các hoạt động đối ngoại, kết nối đầu tư, thương mại và du lịch tại thành phố Oyabe, tỉnh Toyama vào năm 2017 và 2019. Phía thành phố Oyabe cũng đã cử đoàn công tác thành phố Oyabe để thăm và làm việc tại tỉnh Thanh Hóa trong các năm 2015 và 2017. UBND tỉnh Thanh Hóa và chính quyền thành phố Oyabe, tỉnh Toyama đang tích cực trao đổi để tiến tới ký kết biên bản hợp tác hữu nghị trong thời gian tới.

Tỉnh Thanh Hóa đã đón tiếp, làm việc với nhiều đoàn công tác của Nhật Bản đến khảo sát cơ hội hợp tác tại tỉnh; làm sâu sắc quan hệ hợp tác với đại sứ quán, các tổ chức xúc tiến của Nhật Bản, thúc đẩy các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng hợp tác đầu tư tại tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản tổ chức tại Tokyo ngày 25-11-2021, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký kết và trao Bản ghi nhớ với Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam về việc hợp tác thực hiện dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall tại tỉnh Thanh Hóa, góp phần vào kết quả chung của hội nghị và mở ra cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương. Hai bên thống nhất đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án, phấn đấu hoàn thành vào tháng 12-2023.

Năm 2022, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Đại hội Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tỉnh Thanh Hóa lần thứ II, nhiệm kỳ 2022-2027 nhằm tăng cường và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác hữu nghị, đối ngoại Nhân dân giữa tỉnh Thanh Hóa và Nhật Bản. Những ngày đầu tháng 5-2023, Thanh Hóa là địa phương đầu tiên và duy nhất của cả nước tính đến thời điểm này được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Ngoại giao tin tưởng, giao tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.

Tại hội nghị triển khai công tác chuẩn bị vừa qua, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tỉnh Thanh Hóa khóa II, nhấn mạnh: Đây chính là “thời cơ vàng” để Thanh Hóa quảng bá hình ảnh với quốc tế, đặc biệt là Nhật Bản; là dịp tốt để tỉnh kết nối phát triển du lịch, kinh tế, văn hóa, đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu lao động và hàng hóa, đặc biệt là kêu gọi thu hút đầu tư từ Nhật Bản. Với hơn 200 doanh nghiệp đến từ Nhật Bản cùng các tổ chức, hiệp hội liên quan tham gia sự kiện, nếu tổ chức tốt, sẽ góp phần thúc đẩy được sự hợp tác Thanh Hóa - Nhật Bản và các địa phương của nước bạn.

Trên thực tế, Thanh Hóa hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút làn sóng đầu tư, hợp tác từ Nhật Bản. Hệ thống hạ tầng giao thông tương đối hoàn thiện với đầy đủ các loại hình như đường bộ, đường sắt, đường thủy, nhất là Cảng Hàng không Thọ Xuân đã từng tổ chức các chuyến bay charter từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan. Hệ thống cảng biển nước sâu Nghi Sơn được quy hoạch cảng biển loại 1A, có thể đón tàu hàng quốc tế trọng tải đến 100.000 tấn. Thanh Hóa có Khu Kinh tế Nghi Sơn với diện tích 106.000 ha, là một trong 8 khu kinh tế ven biển trọng điểm, vận hành theo cơ chế ưu đãi đặc biệt, hấp dẫn nhất trong cả nước. Những năm gần đây, Thanh Hóa cũng ưu tiên và hướng đến mời gọi nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đến hợp tác đầu tư.

Lê Đồng

Tin liên quan:
  • Nhân lên kết quả hợp tác, đầu tư Thanh Hóa - Nhật Bản
    Cơ hội hợp tác thương mại Thanh Hóa - Nhật Bản

    Là thị trường “khó tính” hàng đầu thế giới với những tiêu chuẩn khắt khe, việc tăng cường giao thương với Nhật Bản không chỉ giúp gia tăng giá trị hàng hóa, mà còn là cơ hội để doanh nghiệp (DN) “trưởng thành” hơn trong quan hệ thương mại quốc tế.

Tin liên quan:
  • Nhân lên kết quả hợp tác, đầu tư Thanh Hóa - Nhật Bản
    Những công trình Nhật Bản trên đất Thanh

    Không phải ngẫu nhiên xứ Thanh được Nhật Bản - một trong những quốc gia “khó tính” hàng đầu khi nghiên cứu, lựa chọn địa điểm thu hút đầu tư, “rót” số vốn tới hàng tỷ đô. “Người bạn” đến sớm đã nhìn thấy nơi đây có những tiềm năng, lợi thế đặc biệt về tự nhiên, về con người - xứng đáng là điểm dừng chân lý tưởng cho những công trình mang tầm vóc thế kỷ.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]