(Baothanhhoa.vn) - Liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp (DN) và người dân được ngành nông nghiệp và các địa phương coi là giải pháp tối ưu để bảo đảm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tập trung huy động các nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, như: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, quỹ đất... nhằm thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp.

Mở rộng diện tích liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

Liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp (DN) và người dân được ngành nông nghiệp và các địa phương coi là giải pháp tối ưu để bảo đảm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tập trung huy động các nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, như: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, quỹ đất... nhằm thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp.

Mở rộng diện tích liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩmNgười dân xã Trường Xuân (Thọ Xuân) thu hoạch dưa leo nhập cho HTX Dịch vụ nông nghiệp và dưa leo.

Là một trong những địa phương có diện tích liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm mở rộng qua các năm, huyện Thiệu Hóa đã tích cực tuyên truyền, khuyến khích người dân thực hiện tích tụ tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp để chuyển giao, hỗ trợ người dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật; thông qua HTX để thu hút DN liên kết bao tiêu sản phẩm, tạo ra mối liên kết chặt chẽ, lâu dài, có hiệu quả giữa DN, HTX và người dân. Tuy trong quá trình thực hiện có nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng đều được huyện quan tâm, tháo gỡ, đề nghị DN tham gia liên kết cải thiện các điều kiện trong thỏa thuận để hài hòa lợi ích cho cả đôi bên, tạo đồng thuận để liên kết lâu dài. Bên cạnh việc chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động người dân tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, huyện còn chú trọng theo dõi sát sao, chấn chỉnh tình trạng việc người dân không giữ chữ tín với DN.

Đến nay, toàn huyện đã thu hút được khoảng 20 DN liên kết chặt chẽ, thường xuyên với các hộ dân trên địa bàn với tổng diện tích gần 1.000 ha. Trong đó: cây lúa 630 ha, ngô dày làm thức ăn chăn nuôi 239,7 ha, đậu tương rau 8 ha, ngô ngọt 20 ha, khoai tây 9 ha, mía 70 ha, rau màu khác 19,2 ha với Công ty TNHH Thực phẩm công nghệ cao Tâm Phú Hưng, Công ty TNHH MTV Bò sữa Thanh Hóa, Công ty TNHH Nông sản Thịnh Phát... Thành công hơn là huyện đã xây dựng được các mô hình sản xuất theo chuỗi, cung ứng thực phẩm an toàn có sự liên kết chặt chẽ giữa 3 “nhà” với các chuỗi liên kết và bao tiêu sản phẩm lúa gạo, rau, quả...

Xã Trường Xuân là một trong những địa phương có truyền thống về sản xuất nông nghiệp của huyện Thọ Xuân. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất, từ nhiều năm nay HTX Dịch vụ nông nghiệp Toàn Năng, HTX Dịch vụ nông nghiệp Xuân Vinh, HTX Dịch vụ nông nghiệp và dưa leo Thọ Xuân... đã trở thành “cầu nối” để ký hợp đồng với các công ty trong và ngoài tỉnh bao tiêu nông sản cho người dân trong xã. Theo đó, phần lớn sản phẩm sau khi thu hoạch được tổ chức thu mua ngay tại ruộng, khắc phục tình trạng ùn ứ, thúc đẩy luân canh tăng vụ. Đồng thời, cung ứng giống, vật tư nông nghiệp theo hình thức trả chậm cho người dân. Ông Nguyễn Quang Hà, Chủ tịch UBND xã cho biết: Hàng năm, xã luôn duy trì diện tích liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với các sản phẩm như dưa chuột, ngô ngọt, ớt... Từ đó, bước đầu đã giải quyết khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, giúp người dân yên tâm sản xuất và chú trọng chất lượng sản phẩm theo đơn hàng. Diện tích sản xuất được thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo yêu cầu về quy trình sản xuất của DN nên đạt năng suất, chất lượng cao nên hiệu quả kinh tế thường đạt cao hơn từ 20% trở lên so với diện tích sản xuất đại trà.

Năm 2022, toàn tỉnh có khoảng 80 nghìn ha cây trồng các loại được liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm như: ngô ngọt, ớt, lúa, cây rau màu... Từ đó, khắc phục được hạn chế của kinh tế hộ, thuận lợi áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.

Tuy hiệu quả của việc liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm nông sản cho người dân đã và đang được khẳng định nhưng để việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị thực sự phát triển bền vững thì các địa phương cần có kế hoạch thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, tạo cơ chế thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi để DN phát triển sản xuất, kinh doanh. Phát huy vai trò của các HTX trong việc liên kết hợp tác, đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và thực hiện cơ giới hóa trong quá trình sản xuất nông nghiệp cũng là giải pháp cần được đẩy mạnh thực hiện.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]