(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa có 97 vùng sản xuất chuyên canh rau, quả an toàn tập trung, với diện tích 12.560 ha/năm, sản lượng đạt khoảng 170.754 tấn/năm. Đáng chú ý, toàn tỉnh đã có 4.000 ha trồng rau, quả tập trung được gieo trồng áp dụng quy trình VietGAP; phát triển 7.000 ha trồng cây ăn quả tập trung. Trên địa bàn tỉnh cũng đã xây dựng được 4 vùng chăn nuôi tập trung các loại con nuôi như bò sữa, bò thịt, lợn và các loại gia cầm. Xây dựng được nhiều vùng nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, tổng diện tích 700 ha, vùng nuôi tôm sú, tổng diện tích 3.400 ha; vùng nuôi ngao ước đạt 1.250 ha.

Để đưa nông sản vào siêu thị

Thanh Hóa có 97 vùng sản xuất chuyên canh rau, quả an toàn tập trung, với diện tích 12.560 ha/năm, sản lượng đạt khoảng 170.754 tấn/năm. Đáng chú ý, toàn tỉnh đã có 4.000 ha trồng rau, quả tập trung được gieo trồng áp dụng quy trình VietGAP; phát triển 7.000 ha trồng cây ăn quả tập trung. Trên địa bàn tỉnh cũng đã xây dựng được 4 vùng chăn nuôi tập trung các loại con nuôi như bò sữa, bò thịt, lợn và các loại gia cầm. Xây dựng được nhiều vùng nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, tổng diện tích 700 ha, vùng nuôi tôm sú, tổng diện tích 3.400 ha; vùng nuôi ngao ước đạt 1.250 ha.

Để đưa nông sản vào siêu thịSản phẩm dưa vàng của HTX dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao Hoằng Đạt (Hoằng Hóa) được tiêu thụ tại Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa.

Từ những vùng sản xuất đó, tỉnh Thanh Hóa đã xác định được 12 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, trong đó có 6 sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia và 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Đây là nguồn sản phẩm dồi dào cả về số lượng và chất lượng cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đã và đang phát triển theo hướng thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng gắn với chế biến. Tuy nhiên, hiện nay, đa phần các sản phẩm nông sản của tỉnh đang được bán thông qua thương lái và chợ truyền thống. Có rất ít sản phẩm nông sản được tiêu thụ tại hệ thống siêu thị.

Khảo sát tại một số siêu thị trên địa bàn tỉnh như: BigC, Co.opmart Thanh Hóa và WinMart cho thấy, hiện số lượng nông sản của tỉnh được đưa vào hệ thống các siêu thị còn khá khiêm tốn. Tại Siêu thị BigC, chỉ có vài mặt hàng được bày bán tại đây, nhưng lượng cung ứng không đều. Có thời điểm lượng hàng khá dồi dào, cũng có thời điểm không có. Tại chuỗi siêu thị của WinMart, bình quân mỗi siêu thị có tới hơn 2.000 mã sản phẩm, trong đó, số lượng hàng nông sản, thực phẩm chiếm tới khoảng 50%. Song tại đây lại chưa hề có bất cứ sản phẩm nông sản nào của tỉnh góp mặt. Chỉ có tại Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa là có sự góp mặt thường xuyên của các mặt hàng nông sản trong tỉnh.

Giám đốc Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa Nguyễn Văn Dũng cho biết: Hiện nay, nông sản Thanh Hóa có mặt tại Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa khá phong phú và chiếm tỷ lệ lớn, cụ thể như nhóm rau ăn lá chiếm 90%; rau, củ chiếm 50%; trái cây chiếm 40%; trứng 100%. Ngoài ra, còn có các sản phẩm nước mắm, mắm Ba Làng. Các sản phẩm này đều được cung ứng thường xuyên, liên tục cho siêu thị, bảo đảm nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, sản phẩm nông sản của tỉnh chiếm số lượng đáng kể trong Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa, song số lượng đơn vị cung ứng lại rất hạn chế. Hiện mới chỉ có 3 đơn vị bảo đảm lượng hàng nông sản để cung ứng thường xuyên cho siêu thị. Vì vậy, chủng loại nông sản của tỉnh chưa được phong phú, khả năng cạnh tranh chưa cao. Siêu thị mong muốn các đơn vị sản xuất trong tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư hạ tầng, hoàn thiện quy trình sản xuất để đủ tiêu chuẩn đưa sản phẩm vào siêu thị, hạn chế tối đa lượng nông sản phải nhập từ tỉnh ngoài.

Theo thông tin từ Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Thanh Hóa, hiện tỷ lệ nông sản của tỉnh được tiêu thụ trong hệ thống siêu thị chỉ đạt 5 đến 6%. Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Thanh Hóa Lê Thị Huyền Thu phân tích: Nguyên nhân khiến nông sản của tỉnh vào các siêu thị còn hạn chế là do việc nhập nông sản vào siêu thị đòi hỏi nhiều thủ tục, hồ sơ pháp lý rườm rà, mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, lượng thu mua của các siêu thị không nhiều, giá thành bị chi phối bởi nhiều loại phí, thuế, nên giá trị kinh tế không được như mong đợi, người sản xuất không mấy mặn mà. Ngoài việc các nông sản vào siêu thị phải chịu nhiều loại phí và mức chiết khấu cao hơn 10% giá trị sản phẩm thì một số siêu thị chỉ cho bán dưới hình thức ký gửi hàng hóa, thanh toán một lần theo tháng hoặc quý... Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp, đơn vị sản xuất nông nghiệp của tỉnh đều ở quy mô nhỏ, siêu nhỏ nên việc chậm thanh toán, dồn hóa đơn sẽ khó đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.

Trên cơ sở những khó khăn, rào cản trên, để nông sản của tỉnh có sức cạnh tranh trên thị trường và có chỗ đứng trong các siêu thị, tỉnh đã và đang chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp với các địa phương đẩy mạnh và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia các chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Cùng với đó, các đơn vị tích cực làm việc với hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trong và ngoài tỉnh để có cơ chế ưu đãi thu hút các tổ chức, cá nhân sản xuất tham gia trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm. Bên cạnh đó, khuyến khích, hỗ trợ người sản xuất đầu tư hạ tầng, kỹ thuật, quy trình sản xuất bảo đảm nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Đồng thời, có đầy đủ hồ sơ pháp lý do các cơ quan quản lý Nhà nước cấp để đủ điều kiện vào siêu thị.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]