(Baothanhhoa.vn) - Trước kỳ điều hành giá xăng, dầu ngày 11-11-2022, nhiều cửa hàng bán lẻ xăng, dầu trên cả nước đã tự đặt ra quy định chỉ bán xăng, dầu cho khách hàng với số lượng hạn chế, trong đó có một số cửa hàng ở Thanh Hóa. Lý do được giải thích là do thiếu nguồn cung.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bình đẳng trong kinh doanh xăng, dầu

Trước kỳ điều hành giá xăng, dầu ngày 11-11-2022, nhiều cửa hàng bán lẻ xăng, dầu trên cả nước đã tự đặt ra quy định chỉ bán xăng, dầu cho khách hàng với số lượng hạn chế, trong đó có một số cửa hàng ở Thanh Hóa. Lý do được giải thích là do thiếu nguồn cung.

(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Trao đổi về việc này, đại diện Sở Công Thương Thanh Hóa cho biết hiện tượng này chỉ là số ít, tập trung ở các đại lý hoặc doanh nghiệp nhượng quyền thương mại. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu lớn vẫn chấp hành bán hàng bình thường.

Được biết nguồn cung xăng, dầu trong thời gian qua có những biến động nhất định, nhất là tỷ lệ chiết khấu đối với mặt hàng này. Một số chủ doanh nghiệp bán lẻ xăng, dầu phản ánh tỷ lệ chiết khấu do doanh nghiệp đầu mối để cho đại lý có thời điểm bằng 0 cộng thêm các chi phí nhân công, vận chuyển... đã khiến doanh nghiệp phải chịu lỗ. Tình trạng này dẫn đến việc một số doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu buộc phải tính toán việc nhập vào và bán ra như thế nào để doanh nghiệp không bị thiệt, nhưng vẫn đảm bảo hoạt động của cửa hàng.

Liên quan đến tình trạng này, nhiều ý kiến của người tiêu dùng cho rằng, khi doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu tham gia thị trường thì đều phải bình đẳng như nhau, chịu sự quản lý chung của một hệ thống pháp luật... Thế nhưng lại có cửa hàng cho mình quyền hạn chế số lượng bán hàng hay đóng cửa tạm thời nếu muốn. Khi việc kinh doanh thuận lợi, lãi lớn, không thấy doanh nghiệp có ý kiến. Khi biến động lại phàn nàn và phản ứng tiêu cực, là điều khó chấp nhận. Đã tham gia thị trường thì phải tuân theo quy luật thị trường.

Hoạt động kinh doanh xăng, dầu đã được quy định cụ thể tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và Nghị định số 95/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Cuối tháng 8-2022, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát mặt hàng xăng, dầu. Riêng đối với các doanh nghiệp bán lẻ xăng, dầu nếu hết hàng, khi kiểm tra, giám sát phải thực hiện “đo bồn” và đối chiếu hóa đơn mua, bán hàng để xác định lượng hàng tồn kho. Nếu hết hàng do chủ quan của doanh nghiệp và các vi phạm khác, thì phải xử lý nghiêm. Đảm bảo phải kiểm tra tất cả các vụ việc mà cửa hàng bán lẻ thiếu hàng, hết hàng, đóng cửa. Tiếp đó, ngày 2-11 Thủ tướng Chính phủ có công điện gửi bộ trưởng một số bộ, ngành và các địa phương yêu cầu nâng cao trách nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, ngành trong kiểm soát, điều tiết nguồn cung và thị trường xăng, dầu, đảm bảo thị trường xăng, dầu hoạt động ổn định, đáp ứng yêu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân. Đây là cơ sở điều hành thị trường xăng, dầu hiệu lực, hiệu quả, xử lý nghiêm các vi phạm.

Liên quan đến phản ứng tiêu cực của nhiều cửa hàng bán lẻ xăng, dầu trong cả nước thời gian qua, trên một số diễn đàn người tiêu dùng có ý kiến cho rằng phản ứng của cơ quan quản lý có phần chưa kịp thời. Cơ quan quản lý có công cụ pháp luật và lực lượng trong tay nên có thể nắm tình hình sớm, xử lý nghiêm để ngăn chặn vi phạm. Một khi xử nghiêm thì các cửa hàng sẽ không dám tái phạm.

Lam Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]