(Baothanhhoa.vn) - Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thuỷ văn, từ đêm 6/9 đến sáng 9/9, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có khả năng xuất hiện một đợt mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm. Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Khoảng 9.838,6 ha cây trồng có nguy cơ ngập úng do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thuỷ văn, từ đêm 6/9 đến sáng 9/9, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có khả năng xuất hiện một đợt mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm. Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Khoảng 9.838,6 ha cây trồng có nguy cơ ngập úng do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi

Người dân xã Nga Văn (Nga Sơn) khẩn trương thu hoạch lúa tránh bão số 3.

Theo báo cáo nhanh của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, diện tích cây trồng vụ mùa đang bước vào thời kỳ thu hoạch, diện tích lúa chín trên 80% là 21.923,9 ha. Ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh việc thu hoạch cây trồng vụ mùa, trong đó trọng điểm là diện tích lúa. Với việc huy động tối đa nguồn nhân lực, tính đến 6/9, tổng diện tích cây trồng vụ mùa đã thu hoạch được là 27.449,3 ha/154.601,5 ha, đạt 17,75% diện tích; trong đó: diện tích lúa đã thu hoạch 24.360 ha/112.458,8 ha (đạt 21,66%).

Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của bão số 3 Yagi, ngành nông nghiệp dự báo có khoảng 9.838,6 ha cây trồng có nguy cơ ngập úng nếu xảy ra mưa lớn, kéo dài.

Khoảng 9.838,6 ha cây trồng có nguy cơ ngập úng do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi

Người dân xã Hoằng Trinh (Hoằng Hoá) thu hoạch rau màu.

Hiện nay, ngành nông nghiệp đã và đang chỉ đạo các địa phương triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão số 3, theo dõi sát diễn biến thời tiết trên địa bàn tỉnh, các bản tin cảnh báo, dự báo về diễn biến thời tiết, thông tin kịp thời đến người dân để ứng phó hiệu quả; lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương, các tổ chức đoàn thể huy động tối đa nhân lực, máy móc thiết bị, tranh thủ thời tiết chưa có mưa, tập trung thu hoạch triệt để diện tích lúa đã chín từ 80% trở lên và các cây trồng khác đã đến thời điểm thu hoạch. Phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương để linh hoạt điều chuyển máy thu hoạch lúa từ các huyện, xã chưa có lúa chín hoặc diện tích lúa chín còn ít sang nơi có diện tích lúa chín nhiều.

Khoảng 9.838,6 ha cây trồng có nguy cơ ngập úng do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi

Người dân bó, dựng diện tích lúa bị đổ ngã do mưa lớn.

Đồng thời, chỉ đạo lực lượng thuỷ nông, các HTX tiêu kiệt nước mặt ruộng và nước đệm trên các hệ thống kênh mương; rà soát, kiểm tra các công trình thủy lợi và máy móc, có phương án sẵn sàng tiêu úng khi có mưa lớn xảy ra. Khơi thông hệ thống kênh, mương nhất là kênh mương tiêu để có kế hoạch khi xảy ra mưa bão, ngập úng.

Khẩn trương đấu mối với các đơn vị đã ký hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm lúa và các cây trồng khác vụ mùa, lên phương án thu hoạch, vận chuyển, phơi sấy, thu mua sản phẩm trên diện tích đã được bao tiêu, tổ chức thu mua lúa tươi. Đồng thời cho rà soát, tu sửa hệ thống lò sấy điện, sấy thủ công trên địa bàn để sẵn sàng thực hiện sấy lúa dịch vụ cho nông dân.

Đối với diện tích lúa và cây trồng chưa đến thời kỳ thu hoạch cần tiêu kiệt nước đệm trên mặt ruộng; bó, dựng khi lúa bị đổ, ngã; có biện pháp chủ động chằng chống, cắt tỉa tán đối với các cây trồng cạn.

Lê Hòa


Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]